==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc, về mặt chính thức được phân thuộc vùng Tây Bắc. Thiểm Tây bao gồm nhiều phần của cao nguyên Hoàng Thổ ở trung du Hoàng Hà, dãy Tần Lĩnh chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh này. Giản xưng của Thiểm Tây là Thiểm hoặc Tần, tỉnh cũng được gọi là Tam Tần ...

Ma Cao - Trung Quốc Ma Cao - Trung Quốc

Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc, về mặt chính thức được phân thuộc vùng Tây Bắc. Thiểm Tây bao gồm nhiều phần của cao nguyên Hoàng Thổ ở trung du Hoàng Hà, dãy Tần Lĩnh chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh này. Giản xưng của Thiểm Tây là Thiểm hoặc Tần, tỉnh cũng được gọi là Tam Tần. Tỉnh lị của Thiểm Tây là Tây An.

Địa Lý

Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây.

Tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc

Diện tích Thiểm Tây là khoảng 205.800 km², chiều dài bắc-nam là khoảng 870 km, chiều dài đông-tây là khoảng 200–500 km. Thiểm Tây có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, địa thế cao ở nam và bắc, thấp ở trung gian. Thiểm Tây có nhiều loại địa hình: cao nguyên, núi non, đồng bằng, bồn địa. Có thể phân Thiểm Tây thành vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm bắc, đồng bằng Quan Trung, vùng núi Tần-Ba và thung lũng Hán Giang ở Thiểm Nam. Trong đó, diện tích cao nguyên là 92.600 km², diện tích vùng núi là 74.100 km², diện tích vùng đồng bằng là 391.000 km². Các dãy núi chủ yếu tại Thiểm Tây là Tần Lĩnh và Đại Ba Sơn. Đoạn Tần Lĩnh trên địa phận Thiểm Tây có độ cao từ 1000-3000 mét với nhiều đỉnh núi nổi tiếng tại Trung Quốc như: Hoa Sơn, Thái Bạch Sơn, Chung Nam Sơn, Ly Sơn. Đại Ba Sơn nằm ở cực nam của Thiểm Tây với độ cao từ 1.500-2.000 mét. Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm Bắc có độ cao từ 800-1.300 mét. Vùng đồng bằng Quan Trung kéo dài từ Bảo Kê về phía đông đến Đồng Quan với độ cao trung bình là 520 mét.

Khu vực phía bắc Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Hoàng Hà, chiếm 63,3% diện tích và 29% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các chi lưu của hệ thống Hoàng Hà tại Thiểm Tây chủ yếu có hướng bắc-nam: Quật Dã Hà, Vô Định Hà, Diên Hà, Lạc Hà, Kính Hà (chi lưu của Vị Hà), Vị Hà. Khu vực phía nam Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Trường Giang, chiếm 36,7% diện tích và 71% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các sông lớn thuộc hệ thống Trường Giang trên địa phận Thiểm Tây là Gia Lăng Giang, Hán Giang, Đan Giang. Tổng lượng tài nguyên nước trung bình năm của Thiểm Tây là 41,649 tỷ m³, có năm lên đến 84,7 tỷ m³ song có năm chỉ được 16,8 tỷ m³.

Tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc

Tần Lĩnh, dãy núi phân định khí hậu phía bắc và Nam Trung Quốc, chạy dọc theo chiều đông-tây của Thiểm Tây. Thiểm Tây được phân thành ba vùng khí hậu, có sự khác biệt lớn giữa bắc và nam. Khu vực Thiểm Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Quan Trung và đại bộ phận Thiểm Bắc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm, khu vực dọc theo Vạn Lý Trường Thành ở bắc bộ của Thiểm Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh (ôn đới trung). Nhìn chung, khí hậu Thiểm Tây có đặc điểm là: mùa xuân ấm và khô ráo, lượng giáng thủy khá thấp, nhiệt độ tăng nhanh song bất ổn định, nhiều gió cát; mùa hè có nhiệt độ cao và nhiều mưa, song cũng có lúc tái khô hạn; mùa thu mát dễ chịu với độ ẩm tương đối thấp, nhiệt độ hạ nhanh chóng; mùa đông rét lạnh lẽo và khô hanh, nhiệt độ thấp, có rất ít mưa tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Tây là 13,7 °C, giảm dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây: nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Bắc là 7 °C-12 °C, nhiệt độ trung bình năm của Quan Trung là 12 °C-14 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Nam là 14 °C-16 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thiểm Tây là -11 °C đến 3 °C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 21 °C-28 °C. Mỗi năm, Thiểm Tây có từ 160-250 ngày không có sương giá, nhiệt độ thấp kỷ lục là -32,7 °C, nhiệt độ cao kỷ lục là 42 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm của Thiểm Tây là 702,1 mm, biến đổi từ 340–1240 mm. Khoảng 60-70% lượng giáng thủy tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thường gây nên lũ lụt, còn hai mùa xuân và hè thường bị hạn hán. Lượng giáng thủy tại Thiểm Tây giảm từ nam lên bắc: Thiểm Nam là vùng ẩm ướt, Quan Trung là vùng bán ẩm còn Thiểm Bắc là vùng bán khô hạn.

Nhân khẩu

Theo số liệu cuối năm 2011, Thiểm Tây có 37,426 triệu nhân khẩu thường trú, tăng 74.000 so với năm trước, trong đó có 19,304 triệu nam giới (51,58%) và 18,122 triệu nữ giới (48,42%), tỷ lệ giới tính đạt 106,52, giảm so với 108,42 vào năm 2000. Số nhân khẩu thành thị của Thiểm Tây là 17,702 triệu người (47,3%), số nhân khẩu nông thôn là 19,724 triệu (52,7%). Số người trong độ tuổi 0-14 chiếm 15,28% tổng dân số, số người trong độ tuổi 15-64 chiếm 75,68% tổng dân số, số người trên 65% chiếm 9,04% tổng dân số của Thiểm Tây, tỉnh phải đối mặt với tình trạng lão hóa dân số nghiêm trọng.

Gần như tất cả những người ở Thiểm Tây là dân tộc Hán, với các nhóm biệt lập người Hồi ở vùng tây bắc (tiếp giáp với Ninh Hạ). Vùng Quan Trung, nơi có thủ phủ của tỉnh Tây An, có dân cư đông đúc hơn so với phần phía bắc. Cư dân khu vực Thiểm Bắc nói tiếng Tấn, cư dân vùng Quan Trung nói phương ngữ Quan Trung của Quan thoại Trung Nguyên, cư dân Thiểm Nam nói phương ngữ Hán Trung của Quan thoại Tây Nam.

Tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc

Kinh tế

Năm 2011, tổng GDP của Thiểm Tây đạt 1.239,13 tỉ NDT, tăng trưởng 13,9% so với năm trước; cũng trong năm này GDP bình quân đầu người của Thiểm Tây đạt 33.142 NDT, tăng 13,7% so với năm trước. Năm 2011, trong cơ cấu kinh tế của Thiểm Tây khu vực một đạt giá trị 122,09 tỷ NDT, chiếm 9,8%; khu vực hai đạt giá trị 683,627 tỷ NDT, chiếm 55,2%; khu vực ba đạt giá trị 433,413 tỷ NDT, chiếm 35%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 của Thiểm Tây là 14,623 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu lên tới 7,011 tỷ USD, tăng 12,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 7,613 tỷ USD, tăng 29,2%, thâm hụt thương mại là 602 triệu USD. Tám ngành công nghiệp trụ cột của Thiểm Tây là năng lượng và hóa chất, sản xuất thiết bị, luyện kim màu, công nghiệp thực phẩm, chế phẩm khoáng sản phi kim, sản phẩm y dược, thiết bị điện tử, dệt may. Năm 2009, Thiểm Tây xếp thứ ba Trung Quốc về sản xuất than đá, khí thiên nhiên và dầu thô. Tận dụng lợi thế có một vài đại học và viện nghiên cứu hàng đầu ở miền Tây Trung Quốc, Thiểm Tây cũng nắm giữ một vai trò lớn trong các ngành hàng không và vũ trụ, phần mềm, vật liệu mới đang nổi lên của Trung Quốc, tạo ra trên 50% R&D và thiết bị cho ngành công nghiệp hàng không thương mại nội địa.

Tài nguyên khoáng sản ở vùng Thiểm Bắc và Vị Bắc chủ yếu là than đá, dầu mỏ, khí đốt, bô xít, đá vôi làm xi măng, đất sét, cùng các loại khoáng Muối, với chất lượng tốt. Vùng Quan Trung chủ yếu có: vàng, molypden, vật liệu xây dựng, nước nóng dưới lòng đất, nước khoáng. Vùng Tần Lĩnh-Đại Ba Sơn chủ yếu có các loại khoáng sản kim loại màu, kim loại quý, kim loại đen, và khoáng sản phi kim.

Tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc

Văn Hóa - trải nghiệm

Tần khang, còn gọi là loạn đàn, là một loại hình hí khúc của Trung Quốc bắt nguồn từ khu vực tây bắc của tỉnh Thiểm Tây. Giai điệu của nó có nguồn gốc từ các vùng nông thôn của Thiểm Tây và Cam Túc. Tần khang là thể loại cổ nhất trong số Tứ đại thanh khang của hí kịch Trung Quốc. Tần khang từng bị Khang Hy Đế cấm biểu diễn tại Bắc Kinh do nó được xem là "gợi dục", tuy nhiên người ta cho rằng lý do chính xác của việc này là vì Tần khang có yếu tố phê phán xã hội. Tín thiên du là một loại hình dân ca lưu truyền ở vùng nói tiếng Tấn, bao gồm cả Thiểm Bắc của Thiểm Tây, theo lối đối ứng và lặp lại theo chu kì, câu hát có thể ngắn hay dài.

Ẩm thực Thiểm Tây tận dụng lợi thế về mặt lịch sử khi là đất kinh kỳ của nhiều triều đại, kế thừa kỹ nghệ nấu nước cung đình cổ xưa, thu nhận tinh hoa từ các trường phái ẩm thực trên toàn Trung Quốc. Ẩm thực Thiểm Tây chế biến món ăn một cách tinh tế từ các nguyên liệu thông thường, được biết đến nhiều với các món từ thịt lợn hay thịt cừu non hoặc cừu trưởng thành. Ẩm thực Tứ Xuyên có vị mạnh, nhấn mạnh về các loại gia vị có hương vị gắt như muối, tỏi, hành tây, và giấm; đường hiếm khi được sử dụng. Ẩm thực của vùng Hán Trung có sự tương đồng với ẩm thực Tứ Xuyên.

Thiểm Tây là một tỉnh có tài nguyên chương trình lớn cho nền hành trình Trung Quốc, có 35.800 di tích, 151 bảo tàng, 900.000 văn vật với mật độ dày đặc, đứng đầu cả nước. Thiểm Tây có các tàn tích kiến trúc thành cổ, cung điện cổ, miếu chùa cổ, lăng mộ cổ. Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn được gọi là "kỳ quan thứ tám". Càn lăng là nơi hợp táng của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc- Võ Tắc Thiên, và Đường Cao Tông Lý Trị. Chùa Pháp Môn ở Phù Phong là một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo. Thành Tây An là thành cổ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất tại Trung Quốc. Rừng bia Tây An là kho văn kiện bằng đá lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, Thiểm Tây còn có các phong cảnh đẹp như Tây Nạc Hoa Sơn, thác Hồ Khẩu trên Hoàng Hà, Bát Bách Lý Tần Xuyên rộng vô tận, vùng núi Tần-Ba tươi đẹp ở Thiểm Nam, khu phong cảnh Li Sơn mang sắc thái truyền kì, đỉnh chính Thái Bạch Sơn của Tần Lĩnh có tuyết phủ trong sáu tháng. Đội quân đất nung và lăng Tần Thùy Hoàng là một di sản thế giới của UNESCO, cùng với đó Thiểm Tây còn có 5 khu danh thắng phong cảnh cấp quốc gia: Hoa Sơn, Ly Sơn ở Lâm Đồng, Thiên Thai Sơn ở Bảo Kê, Hoàng Đế lăng ở Diên An, khu danh thắng phong cảnh Hợp Dương Hợp Xuyên. Trong năm 2011, Thiểm Tây đã tiếp đón 184 triệu lượt khách thăm quan trong và ngoài nước.

Giao thông

Thiểm Tây có vị trí yết hầu về giao thông, nằm trên tuyến đường từ bình nguyên Hoa Bắc xuống các tỉnh ở Tây Nam như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, cũng là đầu mối giao thông của khu vực tây bắc. Các tuyến đường sắt trọng yếu trên địa bàn Thiểm Tây: đường sắt chuyên vận chuyển hành khách Trịnh-Tây, đường sắt Lũng-Hải, đường sắt Bảo-Thành, đường sắt Bảo-Trung, đường sắt Ninh-Tây, đường sắt Tây-Khang. Hệ thống đường sắt kéo dài từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, nối Thiểm Tây với các tỉnh thành lân cận và với toàn quốc. Năm 2010, tỉnh Thiểm Tây có 8789 km đường sắt, vận chuyển 55.790.000 lượt người và 204.800.000 tấn hàng hóa. Cũng trong năm 2010, tỉnh Thiểm Tây có 147.461 công lộ, thực hiện vận chuyển 874.570.000 lượt khách và 771.230.000 tấn hàng hóa. Thiểm Tây có sân bay quốc tế Hàm Dương Tây An (thay thế sân bay Tây Quan Tây An vào năm 1991), sân bay Ngũ Lý Phố An Khang, sau khi hoàn thành việc nâng cấp thì sân bay Thành Cố Hán Trung sẽ thay thế chức năng hàng không dân dụng của sân bay Tây Quan Hán Trung, sân bay Nhị Thập Lý Bảo Diên An, sân bay Du Dương Du Lâm đã thay thế sân bay Tây Sa Du Lâm từ năm 2008. Năm 2010, Thiểm Tây có 358 đường bay, trong đó có 17 đường bay quốc tế và 9 tuyến đến Hồng Kông và Ma Cao, vận chuyển được 7.830.000 lượt hành khách và 90.000 tấn hàng hóa.

Nguồn Wikipedia.

Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc

Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc
20 2 22 42 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==