==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Chiết Giang là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Chiết Giang giáp giới với tỉnh Giang Tô và thành phố Thượng Hải về phía bắc, An Huy và Giang Tây về phía tây và Phúc Kiến về phía nam, phía đông giáp biển Hoa Đông. Trong tiếng Việt, Chiết Giang hay bị viết nhầm thành Triết Giang.

Thành phố Hạ Môn - Phúc Kiến - Trung Quốc Thành phố Hạ Môn - Phúc Kiến - Trung Quốc

hành trình Trung Quốc tìm hiểu và khám phá Chiết Giang, là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Chiết Giang giáp giới với tỉnh Giang Tô và thành phố Thượng Hải về phía bắc, An Huy và Giang Tây về phía tây và Phúc Kiến về phía nam, phía đông giáp biển Hoa Đông. Trong tiếng Việt, Chiết Giang hay bị viết nhầm thành Triết Giang.

Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc.

Địa hình của Chiết Giang phức tạp, có thuyết nói là "thất sơn nhất thủy lưỡng phần điền", trong thực tế đồi núi chiếm 70,4% tổng diện tích của Giang Tây, đồng bằng và bồn địa chiếm 23,2%. Đỉnh Hoàng Mao Tiêm  tại Long Tuyền, Lệ Thủy là đỉnh cao nhất tại tỉnh Chiết Giang. Lưu vực sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là sông Tiền Đường, song dòng chảy lại nhiều uốn khúc, nên còn gọi là Chi Giang , ngoài ra sông Tiền Đường cũng được gọi là Chiết Giang và là nguồn gốc của tên tỉnh. Tỉnh lị Hàng Châu chỉ cách Thương Hải hơn 130 km đường cao tốc. Các phương tiện truyền thông thường ám chỉ thủy triều ở sông Tiền Đường giống người Chiết Giang có "tinh thần chiến đấu cùng với tất cả sức mạnh" .

Chiết Giang Trung Quốc

Đồng bằng tại Chiết Giang đa phần nằm ở hạ du các con sông lớn. Ở bắc bộ Chiết Giang là đồng bằng Hàng-Gia-Hồ, là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Trường Giang với địa thế rất thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có kênh Đại Vận Hà đi qua. Ngoài ra, tại vùng ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh có không ít các đồng bằng và bồn địa nhỏ, chủ yếu là có hình dạng dài và hẹp. Đồng bằng Ninh-Thiệu nằm ở duyên hải phía đông Chiết Giang, do phù sa của các sông Tiền Đường, sông Phổ Dương , sông Tào Nga  và sông Dũng  bồi đắp nên. Ở hạ du sông Linh  là đồng bằng Ôn-Hoàng, nằm trên địa phận các khu thị của Thai Châu.

Ở phía hạ du sông Âu  và sông Phi Vân  là đồng bằng Ôn-Thụy, thuộc địa phận các khu thị của Ôn Châu. Ở tả ngạn hạ du sông Ngao  thuộc huyện Bình Dương là đồng bằng Tiểu Nam, ở phía hữu ngạn thuộc huyện Thương Nam là đồng bằng Giang Nam. Các vùng đồng bằng này đều có đất đai phì nhiêu, sông sâu, sản lượng ngũ cốc dồi dào. Bồn địa Kim-Cù trải dài dọc theo sông Cù , sông Lan , sông Tân An , sông Kim Hoa  trên địa phận Kim Hoa và Cù Châu, là bồn địa lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, tại Chiết Giang, còn có bồn địa Chư-Kỵ, bồn địa Tân-Thặng, bồn địa Thiên-Thai và bồn địa Cổ Tùng.

Do nằm trên vùng chuyển tiếp giữa vùng có vĩ độ thấp và trung bình, nằm ở ven biển, kết hợp với việc có địa hình nhấp nhô lớn, lại phải chịu ảnh hưởng kép của gió mùa nhiệt đới và khối khí lạnh lục địa, Chiết Giang là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của các cơn bão tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tấn suất các thảm họa tự nhiên diễn ra thì nhỏ hơn.

Chiết Giang là một tỉnh nhỏ về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản phi kim. Chiết Giang đứng đầu cả nước về trữ lượng than antraxit, anulit, pirofilit, đá tro núi lửa dùng để làm xi măng; đứng thứ hai cả nước về trữ lượng fluorit. Anulit tại huyện Thương Nam có trữ lượng rất phong phú, trữ lượng Kali alum  tại khu khai khoáng Phàn Sơn ở phía nam Thương Nam có trữ lượng chiếm tới 80% của cả nước, chiếm 60% trữ lượng toàn thế giới, được gọi là "thủ đô phèn thế giới". Chiết Giang có trữ lượng đá vôi rất phong phú, đá vôi là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng, sản lượng xi măng của Chiết Giang chiếm 10% sản lượng toàn quốc. Tấn Văn tại Chiết Giang là khu vực sản xuất zeolit trọng yếu của Trung Quốc. Chiết Giang thiếu các tài nguyên than đá và sắt; than đá chủ yếu được khai thác ở mỏ than Trường Quảng ở tây bắc của huyện Trường Hưng, tức nơi giáp với tỉnh An Huy; ở huyện Thiệu Hưng có mỏ sắt Li Chử , song sản lượng không lớn. Chiết Giang là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản hải dương, thềm lục địa tại biển Hoa Đông có triển vọng phát triển lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên; hiện đã xây dựng các dàn khoan tại mỏ dầu khí Xuân Hiểu , Bình Hồ , Thiên Ngoại Thiên , tuy nhiên việc phát triển ngành dầu khí lại chịu ảnh hưởng từ việc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Nhật Bản.

Chiết Giang có nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có 123 loài động vật được đưa vào damh mục động vật hoang dã cần được bảo hộ trọng điểm quốc gia. Cá sấu Trung Quốc  là loài động vật bảo hộ cấp 1 quốc gia, khu bảo hộ tự nhiên cá sấu Trung Quốc tại trấn Tứ An của huyện Trường Hưng là khu bảo hộ lớn thứ hai của loài này tại Trung Quốc. Hồ Hạ Chử  của huyện Đức Thanh là nơi sinh sống của loài Cò quăm có mào . Chiết Giang cũng có tài nguyên thực vật phong phú, còn được gọi là "kho báu thực vật Đông Nam". Tỷ lệ che phủ rừng đạt 60,5%, đứng thứ hai sau tỉnh Phúc Kiến . Tại Chiết Giang, có 51 loài quý hiếm và nguy cấp được liệt vào danh sách bảo hộ trọng điểm quốc gia, chiếm 12,2% trong tổng số 419 loài trên cả nước.Sồi tai ngỗng Phổ Đà  là loài có nguy cơ tuyệt chủng được bảo hộ cấp 1 quốc gia, hiện chỉ còn các cây sồi tai ngỗng Phổ Đà tự nhiên tại Phổ Đà sơn .

Theo tổng điều tra nhân khẩu toàn quốc vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, tỉnh Chiết Giang có khoảng 54,77 triệu nhân khẩu thường trú, chiếm 4,37% và đứng thứ 10 toàn quốc. Năm 2007, số nhân khẩu của Chiết Giang vượt qua con số 50 triệu. Theo số liệu từ cuộc tổng điều tra nhân khẩu năm 2010, tỉnh Chiết Giang có 54,43 triệu người.

Chiết Giang là tỉnh có ít thành phố lớn song lại có nhiều thành phố vừa và nhỏ, chủ yếu phân bố tuyến tính hoặc đơn lẻ. Cuối năm 2011, tỉnh Chiết Giang có 1 siêu đại thành thị (có trên 2 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), 1 đặc đại thành thị (có từ 1-2 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), 1 đại thành thị (có từ 0,5-1 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch). Trong số các địa cấp thị, ngoại trừ Lệ Thủy là tiểu thành thị (có chưa đến 200.000 cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), tất cả đều là thành phố cấp trung (có từ 0,2-0,5 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch). Hàng Châu, Ninh Ba và Ôn Châu là tam đại thành thị của Chiết Giang. Chu Sơn là một trong hai địa cấp thị hải đảo duy nhất của Trung Quốc (cùng với Tam Sa).

Ngôn ngữ bản địa của đại bộ phận cư dân Chiết Giang là tiếng Ngô. Số người sử dụng tiếng Ngô tại Chiết Giang ước tính vào khoảng 41,81 triệu người. Tại Chiết Giang, tiếng Ngô có nhiều phương ngữ, đa phần thuộc đại phương ngữ Thái Hồ như phương ngữ Tô-Gia-Hồ, phương ngữ Hàng Châu, phương ngữ Lâm-Thiệu, phương ngữ Dũng-Giang, các phương ngữ tiếng Ngô phương Nam có phương ngữ Thai Châu, phương ngữ Kim-Cù, phương ngữ Thượng Lệ, phương ngữ Âu Giang và phương ngữ Tuyên Châu. Giữa các phương ngữ của tiếng Ngô có sự khác biệt đáng kể. Tiếng Ngô có phụ âm, nguyên âm, thanh điệu, ngữ pháp, từ vựng hoàn toàn khác so với các phương ngôn phương Bắc Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Chiết Giang cũng có những vùng không nói tiếng Ngô, trong đó tiếng Mân Nam là phương ngôn lớn thứ hai tại tỉnh với khoảng 1-2 triệu người nói, tập trung ở phía nam. Tiếng Huy là phương ngôn lớn thứ ba tại Chiết Giang, chủ yếu được nói tại Thuần An và Kiến Đức. Cư dân tại phía nam huyện Thái Thuận sử dụng phương ngôn Man Giảng của tiếng Mân Đông. Có 200.000 cư dân tại vùng đồng bằng ven biển phía đông huyện Thương Nam nói phương ngôn Man Giảng. Tại Chiết Giang cũng có một bộ phận người Khách Gia. Quan thoại chủ yếu được các di dân và hậu duệ của họ sử dụng, tiếng Phổ Thông là ngôn ngữ giáo dục.

Chiết Giang thuộc vùng Giang Nam, là một bộ phận của tam giác châu thổ Trường Giang. Cây lương thực chủ yếu là lúa gạo, có truyền thống phong phú về trà, đồ sứ, từ thời cổ đã được gọi là "ngư mễ chi hương"  và "ti trì chi phủ" , luôn là vùng giàu có và đông dân, có câu "Tô Hồ thục, thiên hạ túc" . Sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa vào năm 1978, kinh tế Chiết Giang phát triển nhanh chóng, kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng cao hàng đầu trong số các tỉnh thị.

Trong 34 năm từ 1979-2012, theo giá trị tuyệt đối, tổng GDP đã tăng 279,71 lần. Theo giá cả so sánh (mức giá bình quân toàn quốc làm chuẩn), tỉ lệ tăng GDP hàng năm là 12,7%, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai cả nước sau Quảng Đông. Từ năm 1978-2012, trừ ba năm 1983, 1989, 1990, 2009, 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đều trên 10%, trong đó, 5 năm 1978, 1984, 1985, 1993 và 1994 có tốc độ tăng trưởng GDP cao trên 20%, cao nhất là năm 1993 với tỷ lệ 22%.

Chiết Giang - Trung Quốc

Chiết Giang - Trung Quốc
35 3 38 73 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==