Nhắc đến tuổi thơ một thời thì chúng ta không thể không nhắc đến bộ phim kinh điển nổi tiếng từ những năm 1986 đến cho đến nay vẫn còn in đậm trong mỗi khán giả trong mọi lứa tuổi. Đó là bộ phim Tây Du Ký của Trung Quốc, bộ phim kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây ...
Những vật dụng cần thiết bạn nên mang theo khi đến Trung QuốcNhắc đến tuổi thơ một thời thì chúng ta không thể không nhắc đến bộ phim kinh điển nổi tiếng từ những năm 1986 đến cho đến nay vẫn còn in đậm trong mỗi khán giả trong mọi lứa tuổi. Đó là bộ phim Tây Du Ký của Trung Quốc, bộ phim kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông. Trong chuyến đi đó, chúng ta không thể nhắc đến một vương quốc Tây Lương nữ nhi, nơi vùng đất toàn nữ nhi, có nữ vương si mê Đường Tăng. Chính bộ phim đó đã cho ta cảm nhận được một vùng Tây Lương nữ quốc ngoài đời thực của người Mosua sinh sống quanh hồ Lugu, đây là dân tộc duy nhất ở Trung Quốc đến nay vẫn còn giữ chế độ mẫu hệ. Hãy cùng nghe chia sẻ của Lữ khách khi trải nghiệm Trung Quốc đến với vùng đất này.
“Từ Lệ Giang, tôi chọn mua tuyến xe bus khứ hồi đến hồ Lugu trong 2 ngày của hãng Jiantu với giá 99 tệ (325.000 đồng), xe đón tại cổng Bắc của trấn cổ Đại Nghiên. Ban đầu tôi cho rằng quãng đường 180 km từ Lệ Giang đến hồ Lugu chỉ cần đi và về trong ngày là đủ, nhưng sau đó mới biết dù quãng đường không xa nhưng khó đi và nguy hiểm do địa hình đồi núi quanh co, rất dễ có đá tảng rơi từ trên núi xuống. Xe không thể đi với tốc độ nhanh, chúng tôi đã mất 6 tiếng để di chuyển.
Sau khi dừng xe ở Đài quan sát, đứng từ trên cao nhìn xuống hồ Lugu tôi nghĩ rằng đó không phải là khung cảnh ở dưới mặt đất, mà là thiên đường,và hồ Lugu được coi là viên minh châu của cao nguyên. Khách sạn quanh hồ Lugu chủ yếu tập trung ở phía Tây gồm ba thôn: thôn Lạc Thủy (hay Đại Lạc Thủy), Tam gia thôn và bán đảo Ly Cách. Tôi chọn một khách sạn ở thôn Lạc Thủy, vì thôn này là điểm dừng của xe bus thuận tiện về giao thông và sầm uất hơn cả.
Làng Ly Cách
Ở thôn Lạc Thủy có khá nhiều dịch vụ ăn uống, ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn thuê xe đạp, đi thuyền hoặc thuê ôtô tham quan quanh hồ. Buổi chiều đầu tiên khi đến Lugu tôi lựa chọn đi thuyền ra đảo, giá vé 50 tệ/người (165.000 đồng). Bác chèo thuyền cho chúng tôi biết người dân tộc mình (Mosuo) cũng theo đạo Phật và dặn chúng tôi khi vào tham quan ngôi chùa trên đảo lưu ý không được đội mũ, mặc váy ngắn, không được chụp ảnh ở bên trong chùa.
Một điều “dũng cảm” nhất của tôi trong hành trình này là đạp xe từ thôn Lạc Thủy đến cầu Tẩu Hôn. Quãng đường đi và về gần 40 km khá vất vả vì có nhiều đoạn đèo dốc, đường xóc nhưng có những cảnh đẹp, tôi dừng lại ngắm nhìn và lưu giữ trong ký ức.
Dường như mọi khách thăm quan đến hồ Lugu đều phải dừng chân ở cầu Tẩu Hôn. Cây cầu này vốn dĩ trở nên đặc biệt bởi theo phong tục của người Mosuo, nếu trai gái yêu nhau họ chỉ cần nắm tay đi hết cây cầu này là sẽ có thể ở bên nhau đến đầu bạc răng long.
Người Mosuo có tập tục “nam không lấy vợ, gái không gả chồng”. Họ sống theo chế độ mẫu hệ, nam và nữ không kết hôn, hay chính xác hơn là “hôn nhân” của họ không có sự ràng buộc về kinh tế hay quy định của pháp luật. Nếu như nam và nữ yêu nhau, muốn ở bên nhau dài lâu thì họ chỉ việc nắm tay nhau đi hết cây cầu Tẩu Hôn, đây được xem như một nghi thức hẹn thề đính ước giữa họ.
Sau đó, nam và nữ hai bên sẽ phân biệt gọi nhau là “A Chú” và “A Hạ”. Người Mosuo trước đây gọi nghi thức này là “A Hạ hôn”. Trên thực tế, thực hiện “A Hạ hôn” xong, nam và nữ vẫn không cùng sống trong một nhà. Hàng tối người nam đến nhà người nữ ở, nhưng đến khi trời sáng anh ta lại trở về nhà mình, con cái sinh ra sẽ chung với mẹ, mang họ của người mẹ, Mối quan hệ không có sự ràng buộc nào này bất cứ lúc nào cũng có thể dừng lại, nếu người phụ nữ không thấy phù hợp. Ở Trung Quốc, người Mosuo là dân tộc duy nhất cho đến nay vẫn còn giữ chế độ mẫu hệ.
Với tôi, có những nơi đi qua chỉ một lần là đủ, có những thành phố đã đến rồi lại mong một ngày được quay trở lại. Còn với Hồ Lugu thì khác, tôi đã có hai ngày ở chốn thiên đường này, tôi biết hai ngày là không đủ nhưng con người không thể quá tham lam và thiên đường thì không nên ở quá lâu vì sau cùng chúng ta vẫn phải trở về thực tại. Chỉ có điều, quãng thời gian ngắn ngủi này sẽ là ký ức tươi đẹp trong Hành Trình khám phá của tôi.