==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sử dụng hệ tọa độ quy chiếu, kho báu Hàng Châu được ẩn náu tại vị trí 30,27 ° vĩ độ Bắc – 120,16 ° kinh độ Đông. Nằm trên đồng bằng châu thổ sông Trường Giang thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Để tìm được kho báu thì đầu tiên các bạn hãy cùng Chương trình Trung Quốc ghép những mảnh bản đồ chỉ dẫn được cất ở những nơi khác nhau tại Hàng Châu trước đã.

 

24 giờ đầy sôi động ở Thượng Hải phồn hoa 24 giờ đầy sôi động ở Thượng Hải phồn hoa

Mảnh ghép thứ nhất ở Hồ Tây

Mảnh ghép thứ nhất ở Hồ Tây - Ảnh 1

 


Mảnh ghép thứ nhất ở Hồ Tây, tên gọi của hồ có lẽ là do vị thế của nó nằm ở phía Tây Hàng Châu, với diện tích khoảng 6,3 km², một nơi không chỉ đẹp về không gian mà còn ấn tượng vào những thời điểm trong ngày. Nơi đây, có rất nhiều khu vực để thăm quan ngắm cảnh, nhưng lại được gói gọn bởi những dòng thơ mà chính hoàng đế Càn Long – Nhà Thanh hạ bút thư pháp đặt tên cho các khu vực này.
“Buổi sáng mùa Xuân trên đê Tô – Chính là Tô đê Xuân Hiểu
Chim Oanh rộn ràng trong bụi liễu – Liễu lãng Văn Oanh
Nhìn xuống ao hoa cá thật nhiều – Hoa cảng quan ngư
Trăng thu trên hồ thật yên tĩnh – Bình hồ thu nguyệt
Nam Bình vang lên tiếng Chuông chiều – Nam Bình vãn chung
Hương Sen nhè nhẹ tại sân trong – Khúc viện Phong Hà
Lôi Phong trong ánh sáng về chiều – Tháp Lôi Phong
Tuyết còn sót lại trên cầu gãy – Đoạn kiều tàn tuyết
Hai ngọn núi nhỏ tựa vào mây – Song Phong sáp vân
Ba Đàn nước phản ánh trăng chiếu – Tam Đàn Ấn Nguyệt
Cảnh đẹp Hồ Tây thật mỹ miều”.
Mỗi khu vực được xây dựng ở những vị trí khác nhau xung quanh hồ, tạo nên một phồn thể đậm chất tính phong thủy, vậy mảnh ghép đầu tiên trông thế nào là còn phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người.

 

Mảnh ghép thứ nhất ở Hồ Tây - Ảnh 2

Mảnh ghép thứ hai ở Linh Ẩn Tự

Mảnh ghép thứ hai ở Linh Ẩn Tự, là một ngôi chùa Phật giáo lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc - Hàng Châu, bên trong là những công trình kiến trúc lịch sử và các hang động lạ mắt.
Theo truyền thuyết kể lại, ngôi chùa này được thành lập vào năm 328 bởi thiền sư Huệ Lý, một nhà truyền giáo người Ấn Độ. Nó được hiểu theo ý nghĩa là nơi ẩn cư của các vị thần linh, bên trong bao gồm 72 tòa nhà với hơn 1300 gian phòng, là nơi ở của hơn 3000 tăng sư, tòa nhà cao nhất lên tới 9 tầng được chạm khắc các hoa văn tinh xảo, nó không chỉ đẹp về tính thẩm mỹ mà còn tạo ra những không gian thanh tịnh. Tương truyền, nơi đây cũng chính là ngôi chùa mà Tế Điên Hòa Thượng tu hành.
Khu vực xung quanh Linh Ẩn Tự cũng cần phải nói đến Phi Lai Phong, một ngọn núi cao chừng 168m, nơi đó có các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật về nền Phật giáo từ thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Vậy mảnh bản đồ này được cất ở đâu, trong chùa Linh Ẩn Tự hay ngọn núi Phi Lai Phong. Quả thực nó vẫn phụ thuộc vào suy nghĩ của từng người.

 

Mảnh ghép thứ hai ở Linh Ẩn Tự

Nơi mảnh ghép thứ ba yên giấc là Tháp Lục Hòa

Nơi mảnh ghép thứ ba yên giấc là Tháp Lục Hòa, nằm ở khu vực phía Nam – Hàng Châu, có bề dày lịch sử lên tới 970 năm dưới thời Nam Tống và được tu sửa lại trong thời nhà Thanh. Nếu đừng từ ngoài nhìn vào, tòa tháp cao đến 13 tầng, có hình bát giác, được chạm khắc tinh tế, các mái tầng tỏa ra xung quanh, đón lấy ánh nắng mặt trời – đổ bóng xuống thân tháp, hình thành nên các mảng sáng tối.
Tiến vào trong tháp người ta lại chỉ thấy có 7 tầng được trang trí nội thất, mỗi tầng được lắp đặt rất nhiều cửa sổ không có khung kính, rất thuận tiện cho việc nhìn ngắm cảnh vật xung quanh khi đứng trong tháp.
Nếu đứng từ trên đỉnh tháp thì người ta còn thấy cả con sông Tiền Đường đang êm ả theo các dòng nước. Theo truyền thuyết kể lại, Lục Hòa Tháp được xây lên là để dâng lễ cho các vị thần ở sông Tiền Đường, cầu mong cho quanh năm sông yên nước lặng.

 

Nơi mảnh ghép thứ ba yên giấc là Tháp Lục Hòa

 

Ngoài sông Tiền Đường ra, người ta còn thấy cả một công viên nằm ngay cạnh chân tháp, nơi phác họa những câu truyện cổ tích truyền thuyết trên thế giới.
Vậy nơi đây cất giữ mảnh thứ ba ở đâu, có thể là ở trong tháp hay trên con sông Tiền Đường.

Khu lưu trữ mảnh ghép thứ tư nằm ở Hang Rồng Vàng

Khu lưu trữ mảnh ghép thứ tư nằm ở Hang Rồng Vàng, Nói đến Hang Rồng Vàng người ta thường hiểu nhầm đến một hang động cùng tên ở Trương Gia Giới tỉnh Hồ Nam, thế nhưng hang động này lại là hang động khác ở Hàng Châu, dưới chân núi Xixia phía Bắc.
Nguồn gốc của cái tên có lẽ xuất phát từ truyền thuyết cổ xưa “ Khi khu vực này trước kia có một hang động lớn, cho tới một hôm bỗng dưng xuất hiện một con Rồng Vàng bay đến và nghỉ ngơi nên người ta gọi đó là Hang Rồng Vàng”. Bên cạnh đó vẫn còn một cốt tích khác kể rằng “Hang động này là nơi ẩn náu của một con Bạo Long, mỗi lần chuyển mình nó thường phun lửa làm hại đến thành phố Hàng Châu, rồi từ đâu xuất hiện một con Rồng Vàng đã dẫn dắt người dân tiêu diệt Bạo Long bằng cách dùng Nước hạ Hỏa. Rồng Vàng chiến đấu cùng bạo Long bên trong, còn người dân bên ngoài sử dụng nước đổ vào trong hang khiến Bạo Long chết ngạt. Nhưng tiếc thay, để tiêu diệt được Bạo Long thì Rồng Vàng cũng hy sinh thân mình để bảo vệ dân chúng, những giọt nước mắt nhớ ơn cứu mạng, luôn ẩn sau vào những ký ức của người dân, nên họ đã xây một bia đá tưởng nhớ ở trước cửa hang và coi đây là ngôi mộ của Rồng Vàng”.

 

Khu lưu trữ mảnh ghép thứ tư nằm ở Hang Rồng Vàng - Ảnh 1

 

Đến với khu vực này, chúng ta sẽ được khám phá những công trình mang ý nghĩa may mắn, từ chiếc cổng đi vào được treo những chiếc đèn lồng đỏ, cho tới bên trong là gian hàng trao đổi tiền xu cổ thời nhà Tống, chưa kể còn có khuân viên mà ở giữa được thiết lập 6 bức tượng trẻ em biểu hiện cho sự “May mắn – giàu có – tình yêu – hôn nhân – học tập – sự nghiệp”. Bên cạnh đó còn có chiếc ao may mắn và khu vườn độc đáo từ những cây tre chạy tròn theo chiều kim đồng hồ.
Vậy chỗ nào tiềm ẩn mảnh ghép đây, chắc sẽ có nhiều người nghĩ rằng nó đã được đặt ở trong Hang Rồng Vàng.

 

Khu lưu trữ mảnh ghép thứ tư nằm ở Hang Rồng Vàng - Ảnh 2

Mảnh ghép thứ năm – Suối Hổ Xuân báo mộng tuyền

Mảnh ghép thứ năm – Suối Hổ Xuân báo mộng tuyền, nó nằm ở phía Nam nếu đi từ Hồ Tây Hàng Châu, nơi có những cảnh quan không gian rất đẹp, vậy cái tên xuất hiện từ đâu, theo truyền thuyết xa xưa kể lại “Trước đây, vào thời nhà Đường, có một vị nhà sư đã du hành tới nơi này, vì phong cảnh đẹp đẽ của mùa Xuân nên ông quyết định sinh sống tại đây. Được một thời gian, vì điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nên ông lại có ý rời đi. Cho đến một hôm nọ ông nằm mơ thấy một vị tiên nhân mách rằng – cách đây không xa trên đỉnh núi Nanyue, có một khu vực thường xuyên xuất hiện hai con hổ tới đây để đào bới - ngay sang ngày hôm sau, nhà sư liền tìm tới khu vực đó, quả thực hiện ra trước mắt ông là hai con hổ đang bới đất, ngay dưới chỗ bãi đất là một mạch nước ngầm trong vắt, kể từ đó ông đã gọi khu vực này là Hổ Xuân”.
Tới đây, người ta sẽ được chiêm ngưỡng những dãy núi chồng chéo đan xen với các hàng cây Thông, tiến vào thăm quan ngôi chùa cổ hay thưởng thức những tách trà ngọt với nước được lấy từ mạch nước ngầm. Nhưng thực sự liệu có hổ ở đây? Có lẽ đó chỉ là trong truyền thuyết xa xưa, còn khu vực này đã có nhiều người đặt chân tới thì hẳn độ an toàn của nó phải nói là cao đến thế nào.

 

Mảnh ghép thứ năm – Suối Hổ Xuân báo mộng tuyền

Miếng ghép thứ sáu – Các cánh đồng chè Long Tỉnh

Miếng ghép thứ sáu – Các cánh đồng chè Long Tỉnh, đây là khu vực xung quanh bao bọc bởi những cánh đồng chè bạt ngàn xanh mướt, nổi tiếng trên thế giới được nhắc đến với một cái tên “Trà Long Tỉnh”.
Các lá chè rất phẳng và mịn, hứng lấy những giọt sương từ mờ sáng, đón lấy các tia nắng của mặt trời, rồi ngả dần sang một màu xanh đậm, phảng phất theo gió cùng hương thơm nhè nhẹ.
Đến với địa điểm này, ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh quan, tìm hiểu về kỹ thuật trồng trọt thì người ta còn được hòa mình vào không gian thưởng thức trà đạo

Điểm tới mảnh ghép thứ bảy – Kênh Đào Grand Canal

Điểm tới mảnh ghép thứ bảy – Kênh Đào Grand Canal, đây là một tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất ở Trung Quốc cổ đại, có tầm ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế khu vực diễn ra giữa các triều đại, bao gồm 27 khu vực và 58 công trình kiến trúc di tích lịch sử, thâm niên của nó tính đến thời điểm hiện nay cũng phải hơn 2.000 năm tuổi.
Khi tới đây chúng ta sẽ được khám phá những tòa nhà truyền thống dọc theo kênh đào, đi dạo trên những tuyến đường bậc thang hay tham gia ngắm cảnh cùng các chuyến chèo thuyền.

 

Điểm tới mảnh ghép thứ bảy – Kênh Đào Grand Canal

Giấy ghép thứ tám có lẽ sẽ là Miếu thờ Nhạc Phi

Giấy ghép thứ tám có lẽ sẽ là Miếu thờ Nhạc Phi, Nhạc Phi vốn là một đại nguyên soái dưới thời nhà Tống, nổi tiếng với cây Lịch Tuyền Thương tham gia 126 trận chiến giữa Nam Tống với quân Kim. Ông được coi là một vị anh hùng dân tộc và là một trung thần.
Miếu thờ của ông được đặt tại phía Nam Hồ Tây, đã từng bị phá hủy và được cải tạo lại nhiều lần. Tiến vào bên trong thông qua một chiếc cổng với hai vòm mái, ngay đằng sau cửa là một khuôn viên rộng với những hàng cây chót vót. Gian nhà thờ Nhạc Phi nằm ngay khu vực trung tâm với một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng tượng về chân dung của ông.
Ngắm nghía cảnh quan, người ta còn thấy cả những pho tượng đá phác họa toàn cảnh về những diễn biến xảy ra trước đây, đan xen đó là những bài thơ ca ngợi về các chiến công hiển hách của ông.
Đến với Hàng Châu, ngoài miếu thờ Nhạc Phi thì còn có những địa điểm khác như miếu thờ Vu Khiêm, công viên ngập nước Xixi, hay những tuyến phố cổ nằm trên Hàng Châu.

Vậy còn kho báu Hàng Châu thì sao, đến đây Chương trình Trung Quốc sẽ tiết lộ tới các bạn rằng “Kho báu là có thật và chúng chính là những kiến thức về lịch sử mà chúng ta vừa được khám phá ở Hàng Châu”. Giá trị của kho báu cũng là những vẻ đẹp nhân văn lẫn phong cảnh từ các địa danh mang lại theo dòng

Đi săn kho báu Hàng Châu – Trung Quốc

Đi săn kho báu Hàng Châu – Trung Quốc
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==