==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đến với một quốc gia có những nét ẩm thực đặc trưng tiêu biểu, thông thường trên mỗi bàn ăn người ta hay bưng thêm cả đồ uống, trong đó phải nói đến cả rượu Trung Quốc “Một hình ảnh thường thấy trên phim ảnh, khi xưa kia các vị tướng quân lẫn từng anh hùng hào kiệt uống rượu như uống nước”. Nhưng với những người đi thăm quan như chúng ta, thì chỉ cần nhâm nhi tỉ tê để biết được cái vị của nó như thế nào mà thôi.

Những món ăn đường phố đặc trưng của ẩm thực Trung Quốc Những món ăn đường phố đặc trưng của ẩm thực Trung Quốc

Đồ uống có cồn ở Trung Quốc khác gì so với những loại rượu nổi tiếng trên thế giới - Ảnh 1

Đầu tiên

Phải nói rằng rượu ở Trung Quốc khá đặc biệt so với các nước khác trên thế giới, bởi nó được coi là một thành phần quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực của quốc gia này, đặc biệt nó còn nâng cao cả thể chất, tinh thần lẫn sức khỏe nếu sử dụng rượu một lượng vừa đủ cho phép theo đúng tiêu chuẩn khoa học. Thời gian trôi qua, các phương pháp ủ men và chưng cất cũng trở nên tinh vi hơn, nhưng vẫn đảm bảo được từng nét văn hóa truyền thống xưa kia.

Đầu tiên

Thứ hai

Rượu Trung Quốc được coi là một trong sáu loại rượu mạnh nổi tiếng trên thế giới, sánh ngang với Brandy, Whisky, Rum, Vodka và Gin. Nhưng phương pháp sản xuất lại có vẻ phức tạo hơn, do nguyên liệu được sử dụng để nấu rất phong phú bao gồm “Bắp rang, ngô, gạo hay lúa mì v.v…”.

Nói về nguồn gốc thì nó được phân chia theo 4 thời kỳ khác nhau như “Triều đại Đông Hán, triều đại nhà Đường, thời kỳ nhà Tống và thời đại nhà Nguyên”. Nhưng sự phát triển mạnh nhất có lẽ là vào triều đại nhà Tống khi rượu thời đó vừa trong lại vừa thơm ngon. Nổi cộm nhất trong các cái tên thương hiệu ở quốc gia này thì phải nói đến rượu Mao Đài, riêng chiếc chai rỗng ruột không còn chút rượu nào, cũng để lại được mùi thơm tới tận vài ngày sau.

Thứ hai

Thứ ba

Rượu nơi đây cũng được chia thành những loại đặc trưng bao gồm.

+ Rượu vang vàng, một loại nước uống có cồn cổ xưa, với lịch sử trên 5000 năm. Nổi tiếng với màu vàng và độ bóng trong đó, nó được làm từ gạo nếp, hàm lượng cồn vừa đủ chỉ khoảng từ 10- 15%, chủ yếu được dùng làm nguyên liệu phụ để nấu nướng. Nổi tiếng với nơi sản xuất chắc là ở Phúc Kiến, còn phổ biến nhất lại được sản xuất tại Thiệu Hưng, Chiết Giang và Sơn Đông.

+ Rượu trái cây, chúng được làm từ những loại củ quả thông thường như nho, lê, cam, vải, mía v.v… Nó được hình thành trong quá trình lên men hoa quả, phổ biến dưới triều đại nhà Đường.

+ Đồ uống tích hợp có cồn, nó đơn thuần là những loại rượu vang, rượu mạnh được pha thêm phụ liệu, hương liệu từ trái cây hay thảo dược nhằm tạo ra mùi thơm tự nhiên. Không chỉ vậy mà bên trong còn được ngâm cùng với nhân sâm, cao động vật, các loài động vật nhỏ đặc trưng để làm thuốc chữa bệnh.

+ Bia, nói đến đồ uống này thì nó không còn giống như rượu ở chỗ “Hàm lượng cồn đã thấp hơn rất nhiều”, chúng được làm từ lúa mạch và hoa bia. Mặc dù bia không được sản xuất tại Trung Quốc nhưng theo sử sách ghi chép lại cách đây khoảng 3200 năm trở về trước, có một biến thể gần giống với bia là rượu Li được làm từ lúa mạch. Vì thói quen sử dụng rượu hàng ngày, nên phải mất một thời gian dài thì bia mới được người dân Trung Quốc chấp nhận làm thứ nước uống phổ biến.

Thứ ba

Thứ tư

Xét về tổng quan thì các tên gọi có thể khác nhau, nhưng đã là loại nước uống có cồn thì chúng gần la lá như nhau. Thế nên chúng ta chỉ cần thưởng thức chúng để phân biệt được rượu Trung Quốc có điểm gì khác với các loại rượu khác trên thế giới, và đặc biệt hơn cả là chúng ta đang trải nghiệm một thứ nước uống chứ không phải là những tín đồ của men say.

Thứ tư

Trên đây, chính là những thông tin nho nhỏ xoay quanh các loại nước uống có cồn ở Trung Quốc, mà Chương trình Trung Quốc chúng tôi vừa chia sẻ, và trên mỗi bàn ăn chắc chắn sẽ có một loại nào đó được đưa ra để các bạn thưởng thức.

Đồ uống có cồn ở Trung Quốc khác gì so với những loại rượu nổi tiếng trên thế giới

Đồ uống có cồn ở Trung Quốc khác gì so với những loại rượu nổi tiếng trên thế giới
69 7 76 145 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==