Khi người ta đến tham quan đất nước Trung Quốc, họ thường muốn đặt chân tới các địa điểm để cảm nhận sâu sắc hơn về tính thực tế, hiếm có mấy ai thích ngồi trên chiếc thuyền hành trình lênh đênh với dòng nước lớn, chạy dọc con sông để ngắm cảnh từ khu vực này tới khu vực khác.Tạm thời bỏ qua quyết định đi tham quan thắng cảnh bằng đường bộ hay đường thủy, để cùng chuyến đi Trung Quốc chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về một công trình thủy lợi cắt ngang các địa điểm đẹp nhất ở miền Đông sông nước.
Kinh nghiệm Vivu Đài Loan mùa thu tháng 7, 8, 9 năm 2024 - chi tiết từ A đến ZHệ thống thủy lợi này xuất hiện từ đâu ?
- Trước hết kênh đào Grand Canal là một con đường nhân tạo chạy dọc từ Bắc xuống Nam ở miền Đông - Trung Hoa. Và nó cũng được coi là kênh đào dài nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
- Sở hữu một chiều dài lý tưởng, hơn 1.100 dặm với điểm đầu nằm ở Bắc Kinh còn khúc cuối đặt tại Hàng Châu. Bên cạnh đó, cắt ngang dòng chảy là hai hợp lưu lớn với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.
- Mục đích người ta cho xây dựng kênh đào này là để phục vụ cho công việc vận chuyển ngũ cốc từ đất nông nghiệp trù phú ở miền Nam đến thủ đô Bắc Kinh. Điều này có một sự ảnh hưởng không hề nhỏ trong việc phát triển đất nước giữa các triều đại.
Hệ thống các kênh đào hình thành ra sao ?
- Điểm qua cũng cần phải giới thiệu một chút về kênh đào đầu tiên. Mục đích sơ khai nhất suy cho cùng cũng là để vận chuyển lương thực, một mặt còn đẩy mạnh các hoạt động thương mại diễn ra nhanh hơn. Thế nên kênh đào đầu tiên được xuất hiện vào khoảng những năm 480 trước Công Nguyên, nó chỉ được kéo dài từ sông Dương Tử cho tới sông Hoài và được gọi là Han Gou. Sau đó họ lại phát triển thêm một kênh mới Hong Gou chạy từ sông Hoàng Hà đến sông Bian.
- Vào thời nhà Tùy, kênh đào bắt đầu được xây dựng, dựa trên nền tảng cơ sở từ hai đoạn kênh Han Gou và Hong Gou, chúng được kéo dài với một đầu chạm tới Bắc Kinh còn một đầu xuống tận Hàng Châu.
- Xây dựng hệ thống công trình này là một dự án lớn, phải mất hơn 6 năm làm việc cật lực, ước tính số lượng nhân công tham gia rơi vào tầm hàng triệu người. Trong đó hầu hết là những thường dân vô tội, theo sử sách ghi chép lại để hoàn thành con kênh này, thì cũng phải đánh đổi rất nhiều mạng sống từ những người tham gia xây dựng. Điều này còn cho chúng ta biết được một sự thật rằng vị hoàng đế của nhà Tùy này là một bạo chúa.
- Đến năm 609 sau Công Nguyên, thì con kênh cuối cùng cũng đã được hoàn tất, cả nước Trung Hoa có một hệ thống đường thủy mới góp phần trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và thương mại nước nhà.
- Cho tới những năm 1400 dưới triều đại nhà Minh, thì con kênh đã được tu bổ thêm. Họ đã xây dựng cho con kênh sâu hơn, móng chắc hơn, và thiết lập thêm những đoạn kênh đào mới, xen kẽ với nó là những vùng hồ chứa nước để điều tiết lưu lượng dòng chảy trên kênh.
Những thuận lợi thu về từ kênh đào Grand Canal.
- Hiển nhiên theo đúng mục đích xây dựng ban đầu, chúng nhằm giảm bớt quãng đường vận chuyển lương thực giữa các tỉnh thành trên cả nước.
- Mở rộng phát triển hệ thống buôn bán đường thủy, giúp các khu vực giao thương nhanh hơn, tấp nập và náo nhiệt hơn.
- Hiện nay nó được coi là một quãng đường ngắn nhất và nhiều địa danh nhất của nền hành trình đường thủy Trung Quốc.
Những đặc điểm nổi bật của hệ thống kênh đào.
- Khu vực cổ nhất của kênh đào là được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.
- Không chỉ có hoàng đế nhà Tùy, mà các bậc đế vương sau này cũng đi dọc theo kênh đào, để vừa ngắm cảnh cũng vừa điều chỉnh hợp lý với những gì mà họ cho là chưa thỏa đáng.
- Số lượng nhân công tu bổ, sửa chữa và nâng cấp kênh đào trong thời Minh lên tới hơn 45.000 người.
- Nó không chỉ đem lại những nhu cầu ở trên mà nó còn là một tuyến đường chuyển phát nhanh những thông điệp quan trọng về cho triều đình.
- Kênh đào cũng là một nguồn thu thuế lớn của nhà nước.
- Phát minh điều tiết mực nước trong kênh đào được xuất hiện tại thời nhà Tống vào những năm 984 sau Công Nguyên.
Và đó cũng chính là những gì xoay quanh về hệ thống kênh đào Grand Canal có được. Theo Chương trình Trung Quốc thì việc lựa chọn du thuyền trên hệ thống thủy lợi này đã không còn quan trọng. Bởi vì, dù không được tận hưởng về cung đường này thì chí ít chúng ta cũng đã được biết sơ qua về nó.