Một món ăn ưa chuộm của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ xa xưa, gắn liền với nền nông nghiệp truyền thống, là món ăn khai vị trong các bữa tiệc, là món cứu đói chúng sinh trong những cơn khủng hoảng, và là sản phẩm kết tinh từ những trí tưởng tượng phong phú.
20 món ăn được khách thăm quan yêu thích nhất tại Trung Quốc 2024Màn Thầu hay còn gọi là bánh bao, một sản phẩm được hình thành từ lúa mì lên men, nấu chín nhờ phương pháp hấp, không có nhân thịt, và thịnh hành hơn ở miền Bắc Trung Quốc là chủ yếu. Mùi vị của chúng ngọt hay mặn là tùy vào cách thức chế biến ở từng vùng.
Trung bình mỗi chiếc bánh.
- Rộng chừng 4 cm.
- Dài khoảng 15 cm.
- Mềm và đặc ruột không nhân.
- Có mùi đặc trưng từ lúa gạo.
Chúng có nhiều công dụng đáng nể.
- Nó được coi là món khai vị chính của bữa tiệc.
- Giàu cacbonhydrat.
- Một món ăn đường phố làm ấm cơ thể trong thời tiết giá lạnh.
- Là món quá cứu giúp nhiều người tị nạn khi gặp phải thiên tai.
Phải nói rằng, loại bánh này không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, mà còn nổi tiếng trong khu vực Châu Á.
- Ở Trung Quốc người ta gọi là Man Tou.
- Tại Việt Nam được gọi là Màn Thầu.
- Nhật Bản thì đó là Man Ju.
- Còn Hàn Quốc vần nó là Man Du.
- Riêng Philippines thì lại là Siopao.
Xét về nguồn gốc hình thành ra loại bánh này thì thật là khó nói, bởi mỗi quốc gia khác nhau họ lại có những câu chuyện điển hình về xuất xứ khác nhau. Nhưng với Trung Quốc thì chiếc bánh này có một truyền thuyết nghe đến rùng mình và nổi gai ốc “Vào thời tam quốc đại chiến xưa kia, khi Gia Cát Lượng khiển quân chinh phạt Vân Nam, trên đường quay về ông và đội quân của mình không thể nào vượt qua nổi con sông hung dữ và chảy xiết.
Sau khi chinh phục bằng nhân tâm, vị vua phía Nam Mạch Hoạch đã tỏ lòng kính trọng chỉ dẫn cho ông cách để vượt sông bằng hình thức chặt đầu 50 người nam giới, rồi ném xuống dòng sông để tế hồn, cơn thịnh nộ và sự giận giữ từ các oan hồn dưới dòng sông sẽ giảm bớt. Nhưng ông lại không muốn giết thêm bất kỳ ai, thay vì thế ông hạ lệnh giết mổ tất cả trâu bò và ngựa đang mang theo, sử dụng thịt của chúng làm nhân cho những chiếc bánh hình đầu người rồi ném xuống sông. Nhờ phương pháp thế mạng, ông và đội quân của mình đã vượt được sông mà không cần hy sinh đến một lính. Cũng kể từ đó, người ta gọi đấy là bánh đầu người dã man, nếu nói lái đi thì sẽ thành Man Đầu, phát triển cho tới ngày nay, nó được gọi là Màn Thầu.
Và trên đây là những gì liên quan đến một loại bánh, dễ ăn, dễ làm và dễ gặp ở Trung Hoa. Theo Chương trình Trung Quốc, nếu có cơ hội tới đây thì các bạn đừng quên thử món bánh này, để xem mùi vị của chúng khác gì so với những chiếc bánh mà bạn đã từng ăn.