==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nam Kinh (nghĩa là "Kinh đô phía Nam") là thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nam Kinh là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Nam Kinh đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Nam Kinh là một trong 15 thành phố ...

Thành phố Hohhot - Hô Hòa Hạo Đặc Thành phố Hohhot - Hô Hòa Hạo Đặc

Nam Kinh (nghĩa là "Kinh đô phía Nam") là thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nam Kinh là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Nam Kinh đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Nam Kinh là một trong 15 thành phố cấp phố tỉnh của Trung Quốc, loại thành phố này được hưởng nhiều quyền tự chủ về kinh kế và hoạch định chính sách gần như là cấp tỉnh. Đây đã từng là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc. Diện tích: 6598 km², dân số: 6,4 triệu người. Năm 2004 GDP của Nam Kinh là 191 tỷ Nhân dân tệ (NDT) (thứ ba ở tỉnh Giang Tô), GDP đầu người là 33.050 NDT, tăng 15% so với năm 2003. Thu nhập bình quân đầu người dân nội đô là 11.601 NDT, ngoại ô: 5.333 NDT. Tỷ lệ thất nghiệp nội đô: 4,03%, thấp hơn mức chung của cả Trung Quốc là 4,2%.

Thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang) và nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử. Nam Kinh luôn là một trong những thành phố quan trọng của Trung Quốc, đã từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa và là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đây còn là trung tâm giáo dục, nghiên cứu, giao thông vận tải và hành trình trong suốt lịch sử Trung Hoa thời cận đại. Nam Kinh là thành phố trung tâm thương mại lớn thứ hai ở Đông Trung Quốc sau Thượng Hải. Thời Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng đã viết về Nam Kinh như sau: "Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" nghĩa là "Núi Chung thế rồng cuộn, đá hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy". Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, thành phố Nam Kinh được nhiều người nhắc đến do có vụ Thảm sát Nam Kinh trong đó mấy trăm ngàn người dân Trung Quốc bị quân Nhật tàn sát.

Nam Kinh - Trung Quốc

Khi Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, đóng đô tại kinh thành Hàm Dương, một thầy phong thủy đã từng bày tỏ lo ngại về dương khí của một vùng đất nhỏ ở phía nam của Đế Quốc Đại Tần. Vùng đất này chính là Nam Kinh ngày nay. Lo sợ dương khí trên sẽ hun đúc một vị hoàng đế khác để soán ngôi mình, Tần Thủy Hoàng đã theo lời tên thầy phong thủy nọ mà phá núi, chôn vàng và cúng tế hàng tháng trời để dập tắt luồng dương khí nọ. Chính vì chuyện chôn vàng phá núi này mà người ta đặt tên cho thành ở đây cái tên dân gian là "Kim Lăng" - Jinling hay mộ vàng. Kim Lăng còn có cái tên động trời khác là "Mạt Lăng" vì những hành động của Tần Thủy Hoàng đã tàn phá phong thủy vùng đất này một cách nghiêm trọng.

Oái oăm thay, chính con trai Tần Thủy Hoàng là Doanh Phù Tô lại là vị vương tử đóng giữ thành. Chính vì hành động ngông cuồng của Tần Thủy Hoàng mà con trai ông đã phải chịu cái chết oan ức. "Mạt Lăng Hầu" Phù Tô đã chết vì bị viên thái giám tín cẩn của Tần Thủy Hoàng và em trai ông hại chết.

Kim Lăng đã là một trong những chiến trường đẫm máu nhất trong chiến tranh Hán Sở, khi mà hai quân đều cố giành cho bằng được vị trí chiến lược quan trọng này.

Dưới thời Tây Tấn, Kim Lăng có cái tên chính thức là "Kiến Khang" - "Jiankang". Khi Tây Tấn sụp đổ vì loạn Ngũ Hồ, Lang Nha vương đã trung hưng cơ nghiệp tại đất Kiến Khang, định đô tại đây. Trong suốt thời kỳ Đông Tấn đối địch Ngũ Hồ và Nam Bắc triều, Kiến Khang hay Kim Lăng liên tục là kinh sư của các triều đình phía nam. Cho đến khi Đại Tùy cất quân đánh Trần, Kiến Khang vẫn còn là kinh đô.

Nam Kinh - Trung Quốc

Xuyên suốt từ thời Tùy mạt Đường sơ cho đến khi Đại Đường cực thịnh, Kim Lăng đã dần dà trở thành trung tâm kinh tế của Giang Nam. Do sông Dương Tử nối liền ra biển, các thương nhân nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận nền kinh tế màu mỡ của nơi này. Dẫu cho cả nước có bị biến động như thế nào đi chăng nữa thì nền kinh tế của Kim Lăng vẫn ít khi bị ảnh hưởng - thậm chí là không bao giờ.

Khi Đường mạt, Ngũ Đại Thập Quốc tranh giành thiên hạ, một người Sa Đà họ Lý đã nhân cơ hội gầy dựng thế lực chiếm đóng Kim Lăng, dựng nên Nam Đường, một trong những "thập quốc" có thực lực lớn mạnh nhất. Kim Lăng đã là kinh sư của Nam Đường suốt thời Ngũ Đại Thập quốc cho đến khi Bắc Tống thu phục Nam Đường. Tào Bân lúc bấy giờ khi vào thành đã ra lệnh cấm chém giết hay cướp của bừa bãi trong thành, tích cực thu phục lòng dân ở khu vực này. Kim Lăng lấy lại tên cũ "Kiến Khang" và tiếp tục là trung tâm kinh tế của Đại Tống trong vòng 300 năm nữa.

Khi loạn Tĩnh Khang khiến Bắc Tống diệt vong, Khang Vương Triệu Cấu đã chạy xuống Quy Đức đăng cơ rồi nhanh chóng tiến xuống Kiến Khang định đô. Khi quân Kim tiến xuống phía nam, tướng Đỗ Sung, một thuộc hạ của cố nguyên soái Tông Trạch đã dâng thành cho Hoàn Nhan Tông Bật làm quà xin hàng. Mất Kiến Khang đã khiến cho bộ tướng của Nhạc Phi bị chao đảo và khốn đốn, quân Tống cũng mất đi thành trì vững vàng nhất Giang Nam.

Nam Kinh - Trung Quốc

Tuy nhiên, vào năm Kiến Viêm thứ 4 Tống Cao Tông, Nhạc gia quân cùng Hàn gia quân hai ngã thủy lục tiến đánh giành lại hết đất Giang Nam từ tay quân Kim. Từ đây nhà Tống không dám định đô ở Kim Lăng mà lại đóng ở Lâm An.

Khi quân Nguyên đánh Nam Tống, thành Tương Dương thất thủ thì Kiến Khang cũng theo tay quân Nguyên. Nhà Nguyên cai trị không màng quan tâm tới phía Nam nên kinh tế dần kiệt quệ. Kim Lăng đã gần như hoang tàn mất đi phong độ đặc khu kinh tế của Giang Nam ngày nào.

  • Diện tích : 6.598 km2 (2,548 mi2)
  • Độ cao 20 m (50 ft)
  • Dân số (2009) : 7.713.100 người

Nguồn Wikipedia.

Nam Kinh - Trung Quốc, hành trình trung quoc

Nam Kinh - Trung Quốc, hành trình trung quoc
15 2 17 32 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==