Trung Quốc - Thiên Tân là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất phía bắc của Trung Quốc. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía đông và dựa vào Yên Sơn ở phía bắc ...
Thành phố Vô Tích - Giang Tô - Trung Quốc- Thiên Tân là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất phía bắc của Trung Quốc. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, là nơi các chi lưu của Hải Hà hợp lưu với nhau, giáp với Bột Hải ở phía đông và dựa vào Yên Sơn ở phía bắc. Hải Hà chảy uốn lượn qua trung tâm đô thị của thành phố, các cây cầu bắc qua Hoài Hà hình thành nên cảnh tượng "nhất kiều nhất cảnh" cho Thiên Tân.
Thiên Tân có tọa độ giới hạn trong 116°43′-118°04' độ kinh Đông, 38°34′-40°15′ độ vĩ Bắc, cách Bắc Kinh 120 km về phía bắc-tây bắc, giáp với các địa cấp thị Đường Sơn, Thừa Đức, Lang Phường, Thương Châu của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của thành phố là 11.860,63 km²., với 153 km đường bờ biển, 1137,48 km đường ranh giới trên đất liền.
Từ thời cổ, Thiên Tân đã trở nên hưng thịnh nhờ vào vận tải đường thủy. Ngày 23 tháng 12 năm 1402, thành Thiên Tân chính thức được xây dựng, là thành thị duy nhất có thời gian xây thành chính xác vào thời cổ tại Trung Quốc. Kể từ năm 1860, sau khi Thiên Tân trở thành một cảng thông thương với ngoại quốc, nhiều nước phương Tây đã lập tô giới tại Thiên Tân. Bên cạnh đó, Dương Vụ phái cũng lập ra các thể chế kinh tế tại Thiên Tân, khiến Thiên Tân trở thành tiền tuyến mở cửa ở phương Bắc Trung Quốc và là căn cứ của Dương Vụ vận động vào thời cận đại ở Trung Quốc. Với vị thế là nơi tiên phong, Thiên Tân vào thời cận đại có nền công nghiệp, thương nghiệp, tài chính phát triển nhanh chóng. Khi đó, Thiên Tân là nơi tiến hành "hiện đại hóa" quân sự, và là một trong những nơi đầu tiên tại Trung Quốc có đường sắt, điện báo, điện thoại, bưu chính, khai mỏ, giáo dục và tư pháp cận đại. Đương thời, Thiên Tân trở thành thành thị công thương nghiệp lớn thứ hai và trung tâm tài chính lớn nhất tại phía bắc Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 3 năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể thành phố Thiên Tân", theo đó Thiên Tân sẽ trở thành một thành phố cảng quốc tế, một trung tâm kinh tế phương Bắc và một thành phố sinh thái. Ngoài ra, còn đưa sự phát triển và mở cửa của tân khu Tân Hải vào trong chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc, biến Thiên Tân thành cực tăng trưởng thứ ba của kinh tế Trung Quốc.
Thiên Tân có vĩ độ trung trên đường bờ biển phía đông của đại lục Á-Âu, thuộc đới khí hậu ôn đới gió mùa, chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa, bốn mùa phân biệt rõ rệt. Vào mùa hạ, Thiên Tân chịu ảnh hưởng của khối khí áp cao phó nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, gió chủ yếu là gió nam; vào mùa đông thì thành phố này chịu sự khống chế của khối khí áp cao lạnh Mông Cổ, thường là gió bắc, vào đầu mùa xuân chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là từ -5,4 °C đến -3.0 °C; nhiệt độ trung bình tháng 7 là từ 25,9 °C đến 26,7 °C, nhiệt độ trung bình năm là 12,3 °C, lượng mưa trung bình hàng năm là 544,3 mm, bình quân mỗi năm có 196~246 ngày không có sương giá. Vấn đề ô nhiễm không khí của Thiên Tân khá nghiêm trọng, song căn cứ các nghiên cứu thì trong gần 10 năm nay, về mặt tổng thể thì mức độ ô nhiễm không khí đã ổn định.