chuyến đi Trung Quốc - Khám phá những địa danh có thật trong "Anh hùng xạ điêu" .Đất nước Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao, vì thế võ thuật ở đây được phát triển mạnh mẽ, được người dân Trung Hoa hưởng ứng, vừa liên kết giữa tinh thần đồng đội, sức khỏe và có thể bảo vệ mình. Các môn phái như Thái Cực Quyền, ...
Những bức ảnh đẹp truyền cảm hứng cho bạn đến Trung Quốc- Khám phá những địa danh có thật trong "Anh hùng xạ điêu" .Đất nước Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao, vì thế võ thuật ở đây được phát triển mạnh mẽ, được người dân Trung Hoa hưởng ứng, vừa liên kết giữa tinh thần đồng đội, sức khỏe và có thể bảo vệ mình. Các môn phái như Thái Cực Quyền, Vịnh Xuân Quyền, Kungfu,… và các danh phái như Thiếu Lâm Tự, phái Nga Mi, phái Võ Đang, phái cổ mộ, Minh giáo, Toàn chân giáo, phái Cái bang…. ra đời để phục vụ cho người dân, tạo lên trật tự xã hội.
Nhắc đến câu chuyện nổi tiếng của nhà văn viết truyện kiếm hiệp Kim Dung là tác phẩm “Anh hùng xạ điêu” với câu chuyện tình nổi của Dương Qúa và tiểu Long Nữ. Nếu khách thăm quan đã xem tác phẩm chuyển thể sang phim, thì ngoài những cảnh đã được dựng sẵn trong phim trường ra, thì đa số những cảnh chính đều được quay ở những nơi có cảnh vật thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, núi non sông nước trùng trùng điệp điệp. Nào hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu những cảnh đẹp hấp dẫn, thu hút người xem xuất hiện trong bộ phim kinh điển này!
Đền thờ Hoàng Gia, Tiên Đô
Đền thờ Hoàng Gia hay còn gọi là Tấn Vân Đường, là nơi thờ cúng quan trọng trong cung đình, từng là một trong ba cung điện của Hiên Viên hoàng đế - một trong những vùng đất đạo giáo từ thời cổ đại Trung Quốc.
Khâu Xứ Cơ tìm Đoàn Thiên Đức báo thù, Đoàn Thiên Đức đành đưa Lý Bình vào chùa Pháp Hoa ẩn náu, diễn một vở kịch khiến chủ trì Tiêu Mộc đại sư thu nhận. Khâu Xứ Cơ đến chùa Pháp Hoa đòi người.
Sân chùa Pháp Hoa, nơi Khâu Xứ Cơ đối đầu với Giang Nam Thất quái – chính là sân đền thờ Hoàng Gia.
Tiên Đô Quan ở Nam Thành, Phủ Châu (Giang Tây)
Tiên Đô Quan hay còn được gọi là miếu Ma Cô, được xây dựng từ năm 1992, một trong những miếu cổ nhất ở Tiên Đô, Tấn Vân
Nơi Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên chùa của Đoàn hoàng gia.
Nơi Quách Tĩnh quỳ xuống nền đá cầu ông trời – Đài bát quái, bên trong Tiên Đô Quan.
Nhất Đăng đại sư đang chữa vết thương cho Hoàng Dung ở Động Chiêu Ẩn, phía trong Tiên Đô Quan.
Đỉnh Đỉnh Hồ thuộc huyện Tấn Vân, TP. Lệ Thủy, tỉnh Triết Giang
Khi Hoàng Dung bị thương, Quách Tĩnh đi tìm Đoàn Hoàng Gia. Trên đường đi, hai người nhìn thấy một ông lão vừa ngồi câu cá trên chiếc cầu độc mộc vừa thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp mê hồn xung quanh, Ông cố ý gây khó dễ cho hai người, nhưng Hoàng Dung nhanh trí đánh lạc hướng để Quách Tĩnh có cơ hội phá cầu độc mộc, qua được ải này.
Đỉnh Đỉnh Hồ thuộc Tiên Đô, Tấn Vân, Lệ Thủy, Triết Giang, có hình dạng như cây măng, cao vọt qua mây, cao 170.8 mét, được gọi là Thiên hạ đệ nhất đỉnh.
Đảo Đào Hoa, Chu San, Triết Giang
Đảo Đào Hoa là một nơi không thể không kể đến trong tác phẩm của Kim Dung, ngay cả trong Thần điêu hiệp lữ hay Anh hùng xạ điêu, nơi đây đều thân thuộc đến lạ kỳ.
Một hòn đảo thần kỳ với phong cảnh đẹp như tranh vẽ, sự kết hợp hoàn hảo giữa cảnh quan và những câu chuyện thần thoại.
Quách Tĩnh và Hoàng Dung thành thân và sinh sống tại đây. Đây cũng là nơi sinh sống của Hoàng Dược Sư, và là nơi Quách Tĩnh gặp Chu Bá Thông.
Hồ Động Đình, Hồ Nam
Hồ Động Đình là một hồ lớn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là hồ điều hòa của sông Dương Tử.
Trong phim có cảnh Quách Tĩnh, Hoàng Dung trên đường lên núi Thiết Chưởng có ghé qua hồ Động Đình, ngồi ngắm cảnh hồ lãng mạn.
Hồ Động Đình, Bà Dương, Hô Luân, Thái Hồ là 4 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc.