==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tử Cấm Thành - một kiệt tác xuất chúng có niên đại hơn 600 năm lịch sử, tồn tại dưới hai triều đại Minh - Thanh cho tới tận ngày nay.

Bắc Kinh Thủ Đô Trung Quốc Bắc Kinh Thủ Đô Trung Quốc

sẽ vén màn những điểm đáng kinh ngạc về kiệt tác này tới quý Lữ khách . Là một phồn thể rộng lớn bao gồm hơn 90 cung điện mái ngói màu vàng, xung quanh được bao bọc bởi một con hào rộng chừng 52 mét cùng với những bức tường kiên cố đỏ tươi.

Tử Cấm Thành - kiệt tác Trung Hoa

Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị và các nghi lễ đăng quang của 24 vị hoàng đế, nó được chia làm hai phần tách biệt. Phần phía nam là nơi để các hoàng đế thực hiện quyền lực tối cao, tham gia vào các cuộc họp triều chính cùng văn võ đại thần. Phần phía bắc là nơi sinh sống của các hoàng đế, thái tử công chúa bao gồm tất cả các cung điện hoàng hậu lẫn phi tần mỹ nữ.

Nói về kiệt tác này, cũng cần phải nhấn mạnh đến quá trình xây dựng. Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1406 dưới triều đại nhà Minh và kéo dài xiên suốt 14 năm đã hoàn thành. Đây chính là kết quả của một cuộc đảo chính, lật đổ cháu trai chiếm giữ kinh đô. Người thực hiện sứ mệnh này không ai khác là hoàng đế Zhu Di, ông được sự ủng hộ của các học giả nho giáo lẫn những vị thám giám bị ngược đãi nặng nề. Sau khi cuộc nổi dậy thành công, ông quyết định rời đô từ Nam Kinh tới Bắc Kinh và xây dựng một triều đại mới.

Tử Cấm Thành – kiệt tác Trung Hoa - Ảnh 2

Để hình thành ra một kiệt tác, con người ta cần phải có thời gian và nguồn lực. Tính sơ qua số lượng các nghệ nhân tham gia lên tới 100.000 người, chưa kể số lượng thường dân tham gia cũng vào khoảng một triệu người dân.

Thứ nhất, cần phải nói tới cơ cấu kiến trúc, Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên hai nguyên lý cơ bản của Trung Hoa cổ đại đó là thuật Âm – Dương và thuật Phong Thủy.

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc cổ xưa thì Âm – Dương là hai hơi thở nguyên sơ của cuộc sống, nhìn từ vẻ tương quan thì chúng lại là hai sự đối lập hoàn toàn khác nhau, nhưng khi gắn kết với nhau thì chúng lại bổ sung cho nhau một cách tròn trịa “Lấy Âm bù Dương, lấy cái thừa đắp vài cái thiếu” tạo nên một khối trật tự nhất định không dễ tách rời.

Nếu như Âm – Dương cấu thành cột sống thì Phong Thủy lại tạo ra dòng chảy sinh mệnh. Nó là một nguồn năng lượng mà mắt thường không thể thấy, với quan niệm cổ xưa chúng như những phương thuốc của tự nhiên đem đến sự phồn vinh và hưng thịnh. Thuật Phong Thủy đã được sử dụng một cách tỉ mỉ từ các triết gia, trước tiên Tử Cấm Thành cần phải tự bảo vệ mình khỏi gió Bắc khi nằm giữa một vùng đồng bằng bên cạnh là hai con sông nhưng lại bị chặn bởi các dãy núi Yan Shan hướng Bắc. Nếu ta đứng từ trên cao chiêm ngưỡng sự phì nhiêu của các dòng chảy qua Tử Cấm Thành, thì hình ảnh hiện lên không khác gì như một con Rồng đang xoay mình chuyển thế. Điều này thật sự không hề tốt cho cuộc sống bình yên, nên việc tính toán Phong Thủy trong thành cũng đã được các triết gia xử lý.

Thứ hai, Tử Cấm Thành được coi một là một biểu tượng vĩnh hằng nên nguyên vật liệu cũng được lựa chọn một cách cẩn thận. Tất cả những viên gạch đắp tường xây lũy đa phần được tạo ra từ vôi trắng và xi măng, trong khi xi măng lại được làm từ gạo nếp và lòng trắng trứng, đây quả là một điều đáng kinh ngạc của người xưa. Với những nguyên liệu nhẹ như gỗ thì lại được chọn từ tỉnh Tứ Xuyên – Vân Nam, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Quy trình vận chuyển nguyên vật liệu cũng đầy bất ngờ, người xưa đã biết lợi dụng dòng chảy của nước, sức đẩy của gió để vận chuyển nguyên liệu vào thành. Không những thế mà các dòng sông đóng băng mùa đông cũng được coi là băng chuyền cho các tảng đá lớn.

Xét về khía cạnh các đồ trang trí hoàng tộc, hầu hết tông màu chủ đạo được sử dụng là màu vàng, thể hiện cho sự vĩnh hằng trường tồn theo thời gian “gạch men cũng phải là màu vàng, đồ nội thất cũng được rát vàng sáng bóng”. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ như thư viện triều đình lại có mái nhà màu đen, lý do này xuất phát từ quan niệm của người xưa tin rằng “Màu đen cũng là một màu đặc biệt thay thế cho nước để dập lửa”.

Tử Cấm Thành - kiệt tác Trung Hoa

Với một kiến trúc đồ sộ như vậy, thì cũng cần phải nhắc qua các kiến trúc sư uyên bác, bao gồm “Kuai Xiang, Cai Xin và Nguyễn An”. Thật đặc biệt, Nguyễn An lại là một kiến trúc sư có nguồn gốc từ Việt Nam, ông sinh ra tại Việt Nam và được cống nạp sang Trung Quốc. Phụng sự cho hoàng đế dưới vai trò là thái giám trong cung, nhưng vì khả năng kỳ tài hiếm có ông đã được trọng dụng làm kiến trúc sư thiết kế, quy hoạch cho công trình lịch sử Tử Cấm Thành.

Đến tận ngày nay, Tử Cấm Thành đã có nhiều thay đổi, nó đã trở thành một viện bảo tàng hiện đại nhưng vẫn giữ cho mình dấu ấn cổ xưa. Nói tới đây Chương trình Trung Quốc và các bạn cũng đã thấy được vẻ đẹp huyền bí đã, đang và vẫn còn của Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành, kiệt tác Trung Hoa

Tử Cấm Thành, kiệt tác Trung Hoa
79 8 87 166 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==