Đừng quên thưởng thức món vằn thắn, hoành thánh, sủi cảo khi đi Trung Quốc. Vằn thắn làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Sau khi hấp xong, vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong. Viên vằn thắn có tôm còn được gọi là sủi cảo.
Tào phớ - Món ăn dân giãĐừng quên thưởng thức món vằn thắn, hoành thánh, sủi cảo khi đi . Vằn thắn làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Sau khi hấp xong, vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong. Viên vằn thắn có tôm còn được gọi là sủi cảo.
Vằn thắn có thể là một món riêng ăn kèm với sốt gia vị. Vằn thắn cũng có thể được dùng trong món mì vằn thắn, súp vằn thắn.
Món vằn thắn theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập kỷ 1930, biến đổi thành món mì vằn thắn không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa. Trong món mì vằn thắn tại Việt Nam có vằn thắn làm từ thịt nạc và tôm tươi, xá xíu thái mỏng, trứng gà luộc, gan lợn, nấm hương, cải xanh, hẹ, mì làm từ bột mì và trứng. Để làm nước dùng, người ta ninh xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc, và vỏ tôm.
Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.