==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Phượng Hoàng Cổ Trấn được biết đến là một thị trấn cổ có niên đại hơn 1300 năm lịch sử đã khiến cho nhiều khách thăm quan tìm đến, nhưng tồn tại trong lòng trấn cổ lại tiềm ẩn không ít những bí ẩn mà các Lữ khách thường hay bỏ qua.

Lịch sử Trung Quốc : Phần 8 - Nhà Tùy Lịch sử Trung Quốc : Phần 8 - Nhà Tùy

Những điều chưa biết – hành trình Phượng Hoàng Cổ Trấn

Đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn người ta thường bị mê hoặc bởi cảnh đẹp, kiến trúc, ẩm thực đặc sản mà lại không để ý đến những điều sau đây thì thật là lãng phí cho một chuyến đi Chương trình Phượng Hoàng Cổ Trấn 4 ngày, 5 ngày hay cho dù là 6 ngày đi chăng nữa.

Đến với trấn cổ, bạn đã biết về truyền thuyết hình thành thị trấn hay chưa ?

Phải nói rằng, trải qua hàng năm tháng… người này kể lại cho người kia nghe… Tiền bối truyền lại cho các hậu bối về những câu truyện truyền thuyết liên quan đến sự hình thành của trấn. Thế nhưng, mỗi người lại biến tướng câu chuyện của mình theo một khía cạnh nào đó, khiến cho người ta không thể hình dung ra được chuyện nào mới đúng, chuyện nào là sai.

Nhưng câu chuyện này sẽ là bí mật thứ nhất mà bạn cần biết khi đến thăm trấn cổ: “Truyền thuyết kể lại rằng, khi xưa kia thị trấn vốn rất yên bình và thanh tĩnh, nghe tiếng nước chảy tâm hồn trở nên thanh thản hơn, nghe tiếng gió lùa cũng đủ để làm cho cõi lòng bỗng trở nên nhẹ nhõm… Cho đến một ngày nọ, thị trấn vẫn thanh bình nhưng rừng cây thì lao xao, núi đá trên cao thì vang vọng những tiếng vẫy cánh… Đó là những con chim phượng hoàng cổ đại, chúng lướt qua thị trấn, bay vòng trên không trung rồi bổ nhào hạ chân đáp xuống những chiếc mái nhà được làm bằng gỗ, thậm chí chúng còn không muốn bay đi mà ở lại nơi đây qua ngày này tháng khác… Kể tử đó người xưa đã sống chung với chúng và đặt tên cho thị trấn là Trấn Cổ Phượng Hoàng… Còn về diễn biến tiếp theo là gì, chúng có còn sống ẩn giật ở đó hay không thì các bạn hãy tới để tìm hiểu”.

Đến với trấn cổ, bạn đã biết về truyền thuyết hình thành thị trấn hay chưa ?

Kiến trúc trong tấn đổ rực như chim phượng hoàng

Bạn có biết vì sao người dân trong trấn lại thích các món chua cay hay không ?

Ồ… Một câu hỏi đơn giản nhưng cũng đủ gây không ít những thắc mắc cho nhiều người đến thăm. Nếu xét về tính khoa học thì địa phương là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Miêu, họ thích ăn cay là do khí hậu thời tiết nơi đây khá lạnh, gió được thổi qua những vách núi, lùa từng ngôi nhà, mang theo cái rét run lẩy bẩy. Nói như vậy, không có nghĩa là rét quanh năm nhưng nhiệt độ trung bình lại thường dao động từ 4°C đến 27°C. Còn nói về truyền thuyết, thì những con chim hạ cánh xuống trấn là những chú phượng hoàng lửa, một biểu tượng của sự bất diệt trường tồn khiến người dân địa phương tôn sùng và thành kính… Có lẽ cũng từ lý do này mà họ muốn được sống thọ nghìn năm nên nền ẩm thực đặc sản mới có vị chua cay đến vậy.

Bạn có biết vì sao người dân trong trấn lại thích các món chua cay hay không ?

Ẩm thực - Đặc sản chua cay tại Phượng Hoàng Cổ Trấn

Bạn có biết người bản địa ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không biết tiếng nước ngoài ?

Nếu bạn đến đây mà không có một hướng dẫn viên thì sẽ hơi khó khăn trong việc hỏi đường tìm lối… Bởi lẽ, ngoài tiếng Trung ra người dân địa phương họ không thể nói được thứ tiếng nào khác, thậm chí là cả tiếng Anh thông dụng. Vì sao lại vậy ? Một câu hỏi cũng làm nhức nhối nhiều người. Phải chăng ? Là vì họ muốn giữ gìn cái giọng điệu ngọt ngào tha thiết… Kể ra cũng đúng, nếu bạn được thưởng thức những buổi trình diễn của họ thì bạn sẽ thấy “Giọng vang đặc trưng của miền hoang vu sơn cước, thanh sắc nhẹ nhàng như truyền tải thông điệp, chưa kể họ còn có một thế mạnh điển hình là khi đang nói chuyện…Người nghe sẽ cảm thấy như họ đang hát”. Nếu quay ngược thời gian để tìm hiểu quá khứ thì các bạn cũng bị hoài nghi rằng “Có thể là do loài chim phượng hoàng cổ xưa với tiếng hót vang vọng thánh thót của mình đã làm ngủi lòng nhân gian nên mới khiến cho người dân nơi đây muốn bắt chiếc và giữ gìn thanh sắc”.

Bạn có biết người bản địa ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không biết tiếng nước ngoài ?

Giọng điệu - Âm sắc của người Miêu ở cổ trấn

Bạn có muốn biết tại sao các trang phục truyền thống của người Miêu lại đặc biệt không ?

Nếu để ý dưới váy thì nhìn nó không khác gì như đuôi của chim phượng hoàng, màu sắc cũng vậy, chiếc mũ đội đầu cũng thế, thâm chí là các hoa văn họa tiết trang sức đi kèm.

Bạn có muốn biết tại sao các trang phục truyền thống của người Miêu lại đặc biệt không ?

Trang phục truyền thống trong lễ hội của người Miêu

Nhưng còn một điều nữa mà bạn nên biết về văn hóa ẩm thực đặc sản.

Nếu may mắn được hòa đồng cùng với họ trong những ngày lễ hội, bạn sẽ được tiếp cận đến với một bữa tiệc thịnh soạn ngoài trời, người ta gọi đó là “Bữa tiệc bàn dài trong trấn”. Nhìn bữa tiệc ngùn ngụt làn khói bốc lên từ các lồi lẩu cá, lẩu rau và lẩu thịt, chúng dài và nóng hổi tựa như con chim phượng hoàng vừa bay vừa rát lửa vàng xuống dọc đường đi… Hấp dẫn và ly kỳ chưa nào ?

Nhưng còn một điều nữa mà bạn nên biết về văn hóa ẩm thực đặc sản.

Bữa tiệc bàn dài của người Miêu trong thế giới ẩm thực

Phải nói rằng… Vẻ đẹp thật sự của Phượng Hoàng Cổ Trấn là những hình ảnh vô hình, chỉ có thể cảm nhận được từ chính những suy nghĩ của riêng bạn khi được đặt chân tới đây. Và hiển nhiên trong trấn còn có rất nhiều bí mật mà chúng tôi chưa thể giải đáp, hy vọng nếu có dịp đến thăm các bạn hãy tìm hiểu để đưa ra được những câu trả lời xác thực… Nếu bạn còn thắc mắc điều gì, thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số máy 0976.489.888 để nhận được những lời tư vấn bổ ích, hoặc tham khảo các chương trình hàng năm của chúng tôi tại đây nếu các bạn có dự định đến khám phá: Phượng Hoàng Cổ Trấn – Thị trấn của những điều bí ẩn

Vén màn cho một vài bí ẩn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mà ít ai biết

Vén màn cho một vài bí ẩn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mà ít ai biết
60 6 66 126 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==