==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Đài Loan là bạn đã đến với một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Từ "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) quản lý, bao gồm các đảo Đài Loan (gồm có đảo Lan Tự và Lục Đảo) ...

8 điểm cần phải check in khi tới Đài Loan (phần 2) 8 điểm cần phải check in khi tới Đài Loan (phần 2)

Gới thiệu

Đảo chính của Đài Loan cũng từng được gọi trong một số ngôn ngữ phương Tây là Formosa cho đến thập niên 1960 (các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là "hòn đảo xinh đẹp"), phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo này dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Gới thiệu

Địa lý - Khí Hậu

Hòn đảo Đài Loan nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục khoảng 180 km qua eo biển Đài Loan. Diện tích của đảo là 35.801 km² (13.822,8 mi²). Biển Hoa Đông nằm ớ phía bắc, phía tây là biển Philippines, eo biển Luzon thẳng hướng về phía nam và phía tây-nam của hòn đảo là Biển Đông. Đảo có sự tương phản giữa 2/3 lãnh thổ, chủ yếu ở phía đông gồm chủ yếu là các vùng đồi núi hiểm trở, có tới 5 dãy núi chạy từ bắc xuống nam của đảo. Đồng bằng tập trung ở phía tây và cũng là nơi sinh sống của hầu hết cư dân Đài Loan. Điểm cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn cao tới 3.952 mét và 5 ngọn núi khác có độ cao trên 3.500 mét. Đài Loan được xếp là hòn đảo cao thứ tư trên thế giới. Công viên Quốc gia Taroko (Thái Các Lỗ) nằm ở vùng đồi núi phía đông của hòn đảo là một ví dụ điển hình cho địa chất, công viên có các hẻm núi và bị xói mòn bởi một dòng sông chảy siết.

Địa lý - Khí Hậu

Đài Loan có khí hậu nhiệt đới đại dương. Phần phía bắc của đảo có mùa mưa từ cuối tháng một cho đến cuối tháng 3 do gió mùa đông bắc đem tới. Hòn đảo có khí hậu nóng, ẩm từ tháng 6 đến tháng 9. Vùng trung và nam đảo không có gió mùa đông bắc vào mùa đông. Các thiên tai như bão và động đất thường xuyên xảy ra tại hòn đảo.

Đài Loan có một mật độ dân số cao với nhiều nhà máy, điều này đã làm cho nhiều khu vực trên đảo đã bị ô nhiễm nặng nề. Đáng chú ý là các khu ngoại ô phía nam Đài Bắc và phía tây Đài Nam và phía nam của Cao Hùng. Trong quá khứ, Đài Bắc đã phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm vì có nhiều phương tiện giao thông và nhà máy, nhưng cùng với việc bắt buộc sử dụng xăng không chì và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, chất lượng không khí của Đài Loan đã được cải thiện rất nhiều. Xe tay ga, đặc biệt là xe có động cơ hai thì có thể bắt gặp mọi nơi tại Đài Loan, cũng góp một phần nhỏ vào nạn ô nhiễm.

Dân Tộc

Dân số Đài Loan năm 2011 ước tính khoảng 23,2 triệu người, hầu hết trong số đó cư trú tại đảo Đài Loan. Khoảng 98% là người Hán. Trong số đó, 86% có nguồn gốc là những người nhập cư từ trước năm 1949, được gọi là ( Běnshěng rén, bản tỉnh nhân). Nhóm này thường được gọi là "người Đài Loan bản địa" tuy nhiên thổ dân Đài Loan mới thực sự là những người định cư sớm hơn. Bản tỉnh nhân bao gồm 2 phân nhóm: người gốc Phúc Kiến (70% dân số), những người này di cư từ vùng ven biển phía nam Phúc Kiến từ thế kỷ 17; người Khách Gia (15% dân số) và có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông. Một số bản tỉnh nhân không thường xuyên sử dụng tiếng Phổ thông, thay vào đó họ sử dụng tiếng Đài Loan và tiếng Khách Gia.

 

12% dân số là "ngoại tỉnh nhân", nhóm này gồm có những người đã di cư từ Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc cùng với Quốc Dân Đảng và hậu duệ của họ. Hầu hết ngoại tỉnh nhân chủ yếu nói tiếng Phổ thông.

Khoảng 2% dân số Đài Loan, vào khoảng 458.000 người được liệt kê là thổ dân Đài Loan, họ được chia tiếp thành 13 nhóm chính là: Ami, Atayal, Paiwan, Bunun, Rukai, Puyuma, Tsou, Saisiyat, Tao (Yami), Thao, Kavalan, Truku và Sakizaya

Dân Tộc

Ngôn Ngữ

Tiếng Phổ thông chuẩn (hay còn gọi là tiếng Quan thoại) được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc, ngôn ngữ này được đại đa số dân chúng sử dụng. Khoảng 70% người dân Đài Loan là người gốc Phúc Kiến và họ nói cả tiếng Đài Loan (một phương ngữ của tiếng Mân Nam) và tiếng Phổ thông. Tiếng Phổ thông là ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy tại trường học từ khi Nhật Bản rút quân khỏi hòn đảo vào những năm 1940. Nhóm người Khách Gia, chiếm khoảng 15% dân số, sử dụng tiếng Khách Gia. Các nhóm thổ dân hầu hết nói ngôn ngữ bản địa của họ, mặc dù hầu hết họ cũng có thể nói tiếng Phổ thông. Các ngôn ngữ thổ dân không thuộc về tiếng Hán hay Ngữ hệ Hán-Tạng mà thuộc Ngữ hệ Nam Đảo.

Mặc dù tiếng Phổ thông là ngôn ngữ giảng dạy trong trường học và chiếm ưu thế trên truyền hình và phát thanh, các ngôn ngữ hay phương ngôn khác đã chứng kiến một sự hồi sinh trong đời sống công cộng tại Đài Loan, chủ yếu là từ thập niên 1990 sau khi các hạn chế về ngôn ngữ được nới lỏng. Một phần lớn trong dân chúng có thể nói tiếng Đài Loan, và nhiều người khác cũng có thể hiểu ngôn ngữ này ở những mức độ khác nhau. Những người già từng được giáo dục dưới thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1895-1945) đều có thể nói được tiếng Nhật.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Đài Loan, một số trường tư có quy mô lớn đã tiến hành giảng dạy bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là bắt buộc trong chương trình giảng dạy khi các học sinh bước vào trường tiểu học. Tiếng Anh khá được đề cao trong các trường học Đài Loan.

Ngôn Ngữ

Tôn Giáo

Trên 93% dân số Đài Loan trung thành với một sự kết hợp đa thần giáo gồm tôn giáo cổ Trung Hoa, Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo; 3,9% dân số theo Công giáo Rôma (2,6% Kháng Cách và 1,3% Công giáo) và dưới 2,5% theo các tôn giáo khác, như Hồi giáo. Đa số Thổ dân Đài Loan theo Công giáo với 64% số người theo tôn giáo này, các nhà thờ là một điểm nhấn khiến các ngôi làng của họ trở nên khác biệt với làng của người Phúc Kiến hay Khách Gia.

Tôn Giáo

 

Văn Hóa

Văn hóa Đài Loan là một sự pha trộn của nhiều dòng khác nhau, kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và các sắc màu đến từ Phương Tây.

Sau khi dời đến Đài Loan, Quốc Dân Đảng đã áp đặt các phong tục chính thống của văn hóa truyền thống Trung Hoa cho văn hóa Đài Loan. Chính quyền tổ chức các chương trình về nghệ thuật thư pháp, thư họa, nghệ thuật cổ truyền và ca kịch Trung Hoa.

Kể từ phong trào địa phương hóa tại Đài Loan bắt đầu vào những năm 1990. Đặc điểm của văn hóa Đài Loan đã biểu hiện rõ nét hơn. Đặc tính chính trị, cùng với hơn một trăm năm tách biệt vở Trung Quốc đại lục đã khiến cho văn hóa truyền thống cũng có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, như ẩm thực và âm nhạc.

Tình trạng của văn hóa Đài Loan đang là đề tài tranh luận. Người ta mâu thuẫn với nhau khi xếp loại văn hóa Đài Loan là một dạng văn hóa địa phương Trung Hoa hay là một nền văn hóa riêng. Nói tiếng Đài Loan đã trở thành một biểu tượng cho phong trào địa phương hóa và là tượng trưng cho đặc điểm của người Đài Loan.

Một trong các sức hút lớn nhất của Đài Loan là Bảo tàng Cung điện Quốc gia, nơi đây lưu giữ 650.000 hiện vật đồ đồng, ngọc bích, tư pháp, thư họa và gốm sứ Trung Hoa và được coi là một trong là một trong các bộ sưu tầm lớn nhất của nghệ thuật và đồ cổ Trung Hoa trên toàn thế giới. Quốc Dân Đảng đã di chuyển bộ sưu tầm này từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh năm 1949 khi họ chạy đến Đài Loan. Bộ sưu tầm này ước tính chiếm tới khoảng 1/10 kho tàng văn hóa Trung Hoa và chỉ 1% trong số đó được thay phiên nhau trưng bày. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng bộ sưu tầm này đã bị ăn cắp và chúng thuộc về Trung Quốc về mặt luật pháp, nhưng Đài Loan trên thực tế đã bảo vệ được chúng khỏi những cuộc phá hoại nếu chúng còn nằm ở đại lục, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Karaoke, một hình thức giải trí của văn hóa Nhật Bản, vô cùng phổ biến tại Đài Loan, tại đây chúng được gọi là KTV. Ngành kinh doanh KTV hoạt động giống như mô hình một khách sạn, được chia thành các phòng nhỏ và phòng khiêu vũ phù hợp với số khách trong nhóm. Nhiều KTV hợp tác với các nhà hàng, quán giải khát để tổ chức các hoạt động phục vụ đầy đủ cho các gia đình, bạn bè hoặc bạn kinh doanh.

Văn Hóa

Kinh Tế

Đài Loan đã công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, và điều này được mệnh danh là "Thần kỳ Đài Loan" (Đài Loan cơ tích). Đài loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á).

Năm 1962, Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 170 đô là Mỹ, chỉ tương được với Zaire và Cộng hòa Congo. Năm 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 đô là Mỹ, Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao), và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc.

Kinh Tế

 

Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, tư bản, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các hãng công nghiệp lớn do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa. Tăng trưởng GDP thực trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần dây. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại khá lớn và dự trữ ngoại hối của Đài Loan đứng thứ 5 thế giới tỉnh đến 31 tháng 12 năm 2007.

Đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Đài Loan là rất nhỏ, chỉ chiếm 2% so với 35% vào năm 1952. Từ những năm 1980, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công đã dần di dời ra hải ngoại và được thay thế với các ngành đòi hỏi tính kỹ thuật cũng như vốn đầu tư lớn. Các khu công nghệ cao đã có mặt tại tất cả các vùng tại Đài Loan. Đài Loan trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Theo ước tính năm 2003, có khoảng 50.000 doanh nhân và người làm ăn cũng như gia đình của họ sống tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Nguồn : Wikipedia.

Đài Loan - Trung Quốc

Đài Loan - Trung Quốc
18 1 19 37 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==