==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nằm về phía tây bắc của Bắc Kinh, một thành phố nhộn nhịp và sầm uất, Di Hòa Viên vẫn mang trong mình nét thanh bình vốn có, một cung điện mùa hè hào nhoáng nhưng lại chứa đầy tính nhân văn, nó thể hiện cho sự ôn hòa của cuộc sống. Một địa danh lịch sử mà chuyến đi Trung Quốc muốn chia sẻ khi khách thăm quan có cơ hội tới thăm Bắc Kinh.

Đảo Hải Nam – thiên đường là có thật ở Trung Quốc Đảo Hải Nam – thiên đường là có thật ở Trung Quốc

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố - Ảnh 1

Có niên đại tồn tại trên 800 năm lịch sử, với nhiều tên gọi khác nhau qua từng triều đại. Khu vực ôn hòa bốn mùa cây cối, không khí thanh tao là nơi dựng lên những công trình vĩ đại. Kể đến phải nói tới cung điện Thanh Y Viên được xây dựng dưới thời vua Càn Long là món quà mừng sinh nhật mẹ.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Di Hòa Viên không ít những lần phải tu sửa do hậu quả của các cuộc chiến tranh gây ra. Đến năm 1903, cung điện này cuối cùng cũng đã được đại trùng tu tổng thể dưới bàn tay của Từ Hi Thái Hậu.

Đây là một kiến trúc vườn có quy mô rất lớn lên tới tổng diện tích 293 ha, được chia thành hai khu vực chính là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Bên trong bao gồm 3000 gian phòng, phân thành ba khu vực cơ bản: Khu hành chính, khu nghỉ ngơi và khu thưởng ngoạn.

Khu hành chính, nổi tiếng với Điện Nhân Thọ, nơi diễn ra những cuộc họp thiết triều  tiếp khách giữa Từ Hi Thái Hậu và các đại thần quan khách.

Khu nghỉ ngơi, bao gồm các gác đường và những vườn hoa rộng, chúng được gọi với cái tên mang đậm chất thư thái “Lạc Thọ đường và Ngọc Lan đường”.

Khu thưởng ngoạn, một vùng sông núi phong cảnh hữu tình, là nơi quên đi những lo âu muộn phiền trong chính sự để hòa mình vào với thiên nhiên. Khu vực này có một cung điện nổi tiếng là Nghi Vân Quán, nằm kế bên là nhà hát kịch “Đức Hòa Viên” được xếp vào một trong ba nhà hát lớn nhất Trung Quốc dưới thời nhà Thanh.

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố - Ảnh 2

Quay trở lại với khu vực thứ nhất “Vạn Thọ Sơn”, nếu đứng từ đỉnh nhìn xuống thì Lữ khách sẽ được chiêm ngưỡng sự quy mô hoành tráng theo phong cách bậc thang của các cung điện, chúng được bố trí một cách chặt chẽ phù hợp với tính phong thủy. Dưới triều đại của Từ Hi Thái Hậu, bà coi trọng sự trường tồn vĩnh cửu nên kết cấu kiệt tác phải phản ánh được những gì mà bà mong muốn “Phúc – đem lại sự yên ấm cho nhân dân, Lộc – mang đến sự giàu sang phú quý, Thọ – bất diệt theo thời gian”. Hạ sơn xuống dần chân núi là một hành lang dài trên 700 mét, với hơn 8000 bức tranh phác họa nhiều điều ý nghĩa.

Sang tới khu vực thứ hai, một vùng non nước rộng lớn. Hồ Côn Minh nổi tiếng với muôn trùng sóng xanh, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các kênh đào ngoài thành. Xung quanh là một rừng cây cổ thụ bạt ngàn chim chóc, không khí trong lành đan xen với sự yên tĩnh của hệ thống chùa chiền mang phong cách Tây Tạng. Dọc theo ven hồ khách thăm quan sẽ được đặt chân tới khu phố cổ thương mại Tô Châu, là nơi sầm uất trong sự thanh bình đã thu hút không ít các nhà làm phim lấy cảnh.

“Nước xanh muôn dặm, sương khói mịt mờ, hai bên là những hàng liễu xanh mươn mướt”. Nổi trên mặt hồ là một chiếc cầu lớn với 17 vòm cuốn, giữa hồ có ba đảo nhỏ với những kiến trúc cổ điển truyền thống.

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố - Ảnh 3

Đứng ở đây Lữ khách sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc “thuyền đá” tọa lạc bên hồ, mang trong mình một cái tên nhẹ nhàng thanh thản “Thanh Yến Phảng”. Nó là biểu tượng của sự cầu mong “Sóng yên, hồ lặng”. Thuyền đá được xây dựng theo phong cách “lâu thuyền” chia làm hai tầng, sàn lát gạch hoa , cửa bằng pha lê, mái ngói được trang trí các họa tiết tinh xảo. Cứ mỗi khi mùa mưa về thì khách thăm quan sẽ được chứng kiến công trình thoát nước, nước được chảy từ nóc thuyền gom về tứ trụ trên thân thuyền, rồi thoát xuống hồ qua bốn đầu Rồng.

Tổng quan về Di Hòa Viên bao gồm hai khu vực chính kể trên, bên cạnh đó Lữ khách sẽ được tham quan tận mắt những cung điện, chùa chiền nằm trong các khu vực đó. Nói về kiến trúc cổ kính này thì cũng cần phải kể qua đến ngân sách xây dựng, công trình được hoàn thành qua nhiều giai đoạn với tổng chi phí lên tới hơn 4,8 triệu bạc. Đây chỉ là một con số ước tính khi công trình hoàn thành, còn chi phí thực tế thì không biết bao nhiêu sau mỗi lần tu sửa. Người ta chỉ biết rằng, đến cuối triều đại nhà Thanh bắt đầu suy tàn thì công trình này còn bị lệnh phải tháo dỡ. Nguyên vật liệu xây đắp đa phần là đá cẩm thạch, một loại đá đem lại vận khí, sức khỏe và tiền tài, “Vàng thời có giá nhưng ngọc lại vô giá” chúng có khả năng trấn tà đuổi quỷ.

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố - Ảnh 4

Nhiệt độ Bắc Kinh nóng ẩm mùa hè, lạnh giá mùa đông, chưa kể phải gánh chịu những đợt bão cát từ thảo nguyên Mông Cổ mỗi khi xuân về. Cung điện mùa hè không nhất thiết phải đẹp vào mùa hè, mà các khách thăm quan vẫn có thể tận hưởng nó ở các mùa khác trong năm.

- Mùa xuân, một mùa của sự đâm trồi sức sống, khi các cành hoa anh đào hé nụ, Lữ khách có thể thưởng ngoạn trên một chiếc thuyền cùng với bữa ăn ngoài trời.

- Thu đến, mặt hồ lăn tăn liễu rủ gió thu, cũng là thời gian lý tưởng để hòa mình cùng thiên nhiên.

- Mùa đông lạnh lẽo khô cằn, tuyết trắng phủ đầy mái hiên, khách thăm quan sẽ được cảm nhận nỗi buồn man mát của sự tĩnh lặng. Mặt trời le lói xuất hiện vài lần, dòng sông đóng băng nhưng Di Hòa Viên vẫn giữ cho mình những vẻ đẹp được coi là tiềm ẩn trong mùa.

Để tham quan hết Di Hòa Viên một ngày thôi chưa đủ, nhưng những vẻ đẹp mà Chương trình Trung Quốc muốn chia sẻ tới Lữ khách là chân thành.

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố

Di Hòa Viên – Yên bình giữa lòng thành phố
80 8 88 168 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==