==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Trung Quốc tìm hiểu lịch sử thời kỳ nhà Chu và nhà Tần. Tới cuối thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, nhà Chu bắt đầu nổi lên ở châu thổ Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu là Vũ Vương...

Lịch sử Trung Quốc : Phần 4 Nhà Hán - Tây Hán Lịch sử Trung Quốc : Phần 4 Nhà Hán - Tây Hán

hành trình Trung Quốc tìm hiểu lịch sử thời kỳ nhà Chu và nhà Tần. Tới cuối thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, nhà Chu bắt đầu nổi lên ở châu thổ Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu là Vũ Vương, với sự hỗ trợ của người em là Chu Công trong vai trò nhiếp chính đã đánh bại nhà Thương tại trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã viện dẫn khái niệm Thiên mệnh để hợp pháp hóa vai trò cai trị của mình, một khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi triều đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An ngày nay, gần sông Hoàng Hà, nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông Dương Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống phía nam trong lịch sử Trung Quốc.

Thời Xuân Thu

Từ thế kỷ 8 TCN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn công và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông ở châu thổ Hoàng Hà. Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ Trung Quốc là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu.

Lịch sử Trung Quốc : Phần 3 - Thời kỳ nhà Chu & nhà Tần

Thời Chiến quốc

Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 TCN, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.

Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thống nhất và duy nhất, một đế chế duy nhất. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh ở giai đoạn Xuân Thu; công cụ bằng sắt và ảnh hưởng của nó đến nông nghiệp đã làm tăng mạnh dân số (vào thế kỷ thứ 4 TCN, Trung Quốc là vùng đông dân nhất thế giới, không có thời điểm nào trong lịch sử mà điều này không chính xác). Chiến tranh đã trở thành một công việc lớn trong thời đại Xuân Thu, quân đội nhỏ và dưới sự chỉ đạo của tầng lớp quý tộc không còn nữa. Chúng đã thành những đội quân to lớn và gồm những người lính chuyên nghiệp. Một triều đình gồm tầng lớp chuyên nghiệp ngày càng phát triển, một tầng lớp quý tộc tự gọi mình bằng cái tên "quân tử" hay "những người bên trên". Tất cả những yếu tố đó dẫn Trung Quốc theo hướng không thể lay chuyển tiến tới một quốc gia thống nhất. Cuối cùng, kẻ thống nhất Trung Quốc là nhà Tần, một dân tộc ở miền tây bắc Trung Quốc ngày nay.

Nhà Tần

Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng Đế chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn.

Tần Thủy Hoàng

Nhà Tần nổi tiếng vì đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh. Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế.

Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Lịch sử Trung Quốc : Phần 3 - Thời kỳ nhà Chu và nhà Tần

Lịch sử Trung Quốc : Phần 3 - Thời kỳ nhà Chu và  nhà Tần
25 2 27 52 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==