==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Ngũ Nhạc Danh Sơn là năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh ...

Hồ Thiên Trì Hồ Thiên Trì

Bạn đã đến Ngũ Nhạc Danh Sơn khi đi khám phá Trung Quốc chưa? là năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Cũng vì cách diễn giải này, nó thông thường được nhắc đến như là ngọn núi linh thiêng nhất trong số Ngũ đại danh sơn. Phù hợp với vị trí đặc biệt của nó, Thái sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu của Bàn Cổ.

Phía Bắc : Hằng Sơn

Hằng Sơn  còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một núi trong "Ngũ Nhạc", nên còn gọi là Bắc Nhạc. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh cao 2.016,1m, miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn . Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời. Từ đầu thời kỳ Tây Hán, Hằng Sơn đã có chùa miếu; đến thời kỳ Minh, Thanh thì chùa miếu đã khá đông đúc, với "tam tự, tứ từ, cửu đình các, thất cung, bát động, thập nhị miếu".

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Hằng Sơn

Phong cảnh Hằng Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở với các ngôi chùa kì lạ, các dòng suối đẹp, được Từ Hà Khách  thời nhà Minh ghi chép lại trong Từ Hà Khách du kí. Thời cổ Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, ngày nay còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc Ngụy với kiến trúc đặc sắc, có thể khái quát là "kì, huyền, xảo".

Phía Nam : Hành Sơn

Nằm trong khu Nam Nhạc của Ngũ Nhạc cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50 km, đây thuộc một trong 5 ngọn núi lớn của Trung Quốc. Núi Hành Sơn tạo thành bởi đá hoa cương, vách đá dựng đứng, có hình thù kỳ quái, gồm 72 đỉnh núi lớn nhỏ, Nam Nhạc còn là vùng giáo của Đạo giáo và Phật giáo nổi tiếng. Trên núi có khoảng 200 đình chùa, miếu, am thờ khác nhau. Chùa Nam Nhạc – quần thể cổ nhất vùng Giang Nam có diện tích 9.800 m² được xây dựng mô phỏng theo cố cung Bắc Kinh, xung quanh có các bức tường bao bọc bởi bức tường đỏ, các góc uốn lượn. Núi Hành Sơn nổi tiếng thế giới, hội tụ đầy đủ đặc điểm của 4 thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc: độ cao của đỉnh Chúc Dung, vẻ đẹp của điện Tàng Kinh, chiều sâu của chùa Phương Quảng và vẻ đẹp kỳ bí của động Thủy Hàn. Trên núi còn có các chùa khác như chùa Trung Liệt, đình Bán Sơn, đài Ma Kính, cửa Nam Thiên, chùa Quảng Tế, đỉnh Hoa Sen, chùa Chúc Thánh và nhiều danh lam khác.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Hành Sơn

Đền thờ lớn nhất của Hành Sơn là đền thờ Nam Việt, bao gồm một diện tích 100.000 mét vuông và đó là đền lớn nhất trong các ngôi đền và nhà cổ ở tỉnh Hồ Nam. Ngôi đền có chín sân và chính trường là 22 mét, cao, được hỗ trợ bởi 72 cột đá, trong đó tượng trưng cho 72 đỉnh núi. Các ngôi đền, kính màu đỏ và vàng, được liên kết với nhiều tòa nhà khác và đại diện cho một khu cung điện lớn.

Trong số các ngôi chùa trên núi, đền thờ Fuyan được gọi là đền thờ chứa đựng "giáo lý Phật giáo" và là " nơi sáng lập" hay là nơi thực hiện các nghi lễ Phật giáo ". Đền thờ được xây dựng trong nhà Nguyên (1279-1368) và được coi là nguồn gốc của một chi nhánh của Phật giáo tại Nhật Bản. Ngoài ra, đền thờ Đại Tạng Kinh, ngôi đền Fangguang.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Hành Sơn

Bên cạnh các ngôi đền, núi còn có 9 ao, 9 giếng nước, 9 hồ, 10 hang động, 15 vách đá, 25 thác và 38 dòng suối, hài hòa với màu xanh lá cây rừng và hoa thơm cỏ. Ngay từ 2.000 năm trước, nhiều hoàng đế và người nổi tiếng viếng thăm Hành Sơn và để lại khá nhiều chữ khắc đá của bài thơ, trong đó có nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đổ Phủ. Với cảnh quan đẹp và di sản văn hóa phong phú, núi thu hút khách thăm quan trong và ngoài nước.

  • Ngôi đền lớn nhất ở núi là đền thờ Nam Việt, là nhóm lớn nhất của các tòa nhà cổ ở tỉnh Hồ Nam, có diện tích 100.000 mét vuông. Trong số các ngôi chùa trên núi, đền thờ Fuyan được biết đến như là ngôi đền giáo lý Phật Giáo đầu tiên, và lưu truyền với một cây cỏ đuôi chồn của 1.400 năm tuổi;
  • Đền Nantai có một lịch sử hơn 1.400 năm và được coi là nguồn gốc của một Phật giáo chi nhánh tại Nhật Bản.
  • Đền Đại Tạng Kinh, nổi tiếng với các món ăn chay và các môn võ công xưa của Trung Quốc, được bao quanh bởi rừng cổ thụ với hình dáng kỳ dị mà dân địa phương gọi theo hình dáng của chúng như: cây Tiền, Cây Tình.
  • Di tích lịch sử như Shuzhuang Tai và Diaoyu Tai và Yunchun Pavilion.

Phía Đông : Thái Sơn

Thái Sơn  có tên gọi là Đại Sơn hay Đại Tông đến thời Xuân Thu mới bắt đầu gọi là Thái Sơn. Núi Thái Sơn là một di sản thế giới đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất hiện nay , điều khác biệt là trong 7 tiêu chuẩn đó, Tasmania đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn di sản thiên nhiên còn Thái Sơn đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn di sản văn hóa. Đây cũng là một trong những điểm thăm quan nổi tiếng trên thế giới. Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An với tổng diện tích 426 km². Người xưa gọi núi này là cột chống trời. Nó có tên là Đông Nhạc – là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của các triều đại hoàng đế Trung Hoa và để lại rất nhiều di sản tại đây.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Thái Sơn

Thái Sơn là một trong năm núi linh thiêng của Trung Quốc. Thái Sơn được dân Trung Quốc liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh và được xem như thiêng nhất trong năm ngọn núi. Sau khi đến khảo sát tháng 5/1987, ông Lucas, chuyên gia Hiệp hội di sản thiên nhiên của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc UNESCO đã đánh giá: "Di sản thế giới chia thành di sản thiên nhiên và di sản văn hoá. Hiếm khi cả hai giá trị này ở trong cùng một khu bảo tồn, và Thái Sơn là di sản có cả hai giá trị đó".

Núi Thái Sơn rất hùng vĩ, ngọn núi chính ở đây chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1545m so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều tùng bách, và các thắng cảnh thiên nhiên. Năm 1983, Trung Quốc cho xây dựng cáp treo lên đỉnh Thái Sơn. Từ đỉnh núi Phượng Hoàng phía Tây cửa Thông Thiên đến đỉnh Nguyệt Quang phía Tây cửa Nam Thiên dài 2078m, độ dốc 603m, đi cáp treo chỉ mất 7 phút. Các thắng cảnh trên núi gồm có:

  • Đỉnh ngọc Hoàng
  • Đỉnh Thiên Trụ
  • Đỉnh Nhật Quang
  • Đỉnh Nguyệt Quang
  • Vách Trăm Tượng
  • Cầu Tiên Nhân
  • Thác nước Vân Kiều
  • Thác Long Đàm

Trên đỉnh Ngọc Hoàng phía Đông Quan Nhật Đình phía Tây có Vọng Hà đình. Vào buổi sáng, khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, và phủ khắp Thái Sơn nên đây là nơi dùng để ngắm cảnh bình minh, hoang hôn, tuyết và sương mù tốt và là cảnh quay của bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009. Núi Thái Sơn còn nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Vào thời kỳ đồ đá cách đây 5-40 vạn năm, đã có người sống trên đỉnh núi này. Cách đây 500 năm sườn núi phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Thái Sơn

Theo sử sách ghi chép từ khi Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn, đến đời vua Càn Long có tới 12 vị hoàng đế Trung Quớc lên núi tế trời, Đền Đại ở dưới chân núi là nơi diễn ra lễ tế trời và tế thần Thái Sơn xưa kia. Rất nhiều tao nhân mặt khách cũng đã đến thưởng ngọan phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử với:

"Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ" Hay Đỗ Phủ: "Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu" Từ xưa đến nay, có tới hàng ngàn bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Thái Sơn.

Trên đỉnh còn có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác. Trên toàn bộ đỉnh núi có 20 quần thể kiến trúc, hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa, nhiêu bút tích của các văn nhân. Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật. Hiện nay núi Thái Sơn còn cói hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh, trong đền có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là " hóa thạch sống" cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn.

Các thắng cảnh chủ yếu:

  • Đền Đại
  • Đại tông phòng
  • Đầm Vương Mẫu
  • Vực Kinh Thạch
  • Đỉnh Ngọc Hoàng
  • Thập Bát Bàn
  • Nam Thiên Môn
  • Đền Bích Xá
  • Vực Đào Hoa
  • Lũy đá Hậu Thạch

Phía Tây : Hoa Sơn

Hoa Sơn  là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng.Năm 1990,Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Hoa Sơn

Hoa Sơn là một ngọn núi thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông. Hoa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất Nam Phong  có tên Lạc Nhạn  cao 2.154,9 m. Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.

Trung Tâm : Tung Sơn

Tung Sơn , là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, nằm tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà. Ngày 13 tháng 2 năm 2004 được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên địa chất thế giới.

Tung Sơn nằm ở Trung Nguyên, ngày xưa gọi là Trung Nhạc, phía bắc trông ra Hoàng Hà, Lạc Thuỷ, phía nam nhìn ra Dĩnh Thuỷ, Cơ Sơn, phía đông nối với kinh đô Biện Lương của 5 triều đại, phía tây liền với cố đô Lạc Dương của 9 triều đại. Thế cho nên mới được gọi là "Biện Lạc lưỡng kinh, kì nội danh sơn", là đệ nhất danh sơn Trung Nguyên.

Ngũ Nhạc Danh Sơn - Tung Sơn

Có hơn 30 vị hoàng đế và hơn 150 văn nhân trứ danh đã từng tới thăm Tung Sơn, càng làm cho Tung Sơn trở thành nơi tương tụ của thần tiên. Trong Kinh Thi có câu "Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời).

Đỉnh cao của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7 m  trên mực nước biển. Thiếu Lâm Tự gần đấy là nơi khai sinh Thiền tông và bộ sưu tập các tháp chứa hài cốt của Thiếu Lâm Tự được coi là lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Trung Nhạc miếu được xây dựng từ thời nhà Tần là một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất tại Trung Quốc.

Ngũ Nhạc Danh Sơn

Ngoài ra, các rặng núi này đôi khi được nói đến theo hướng tương ứng mà chúng chỉ, tức là "Bắc nhạc", "Nam nhạc", "Đông nhạc", "Tây nhạc" và "Trung nhạc".

Ngũ Nhạc Danh Sơn

Ngũ Nhạc Danh Sơn
22 2 24 46 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==