Lễ hội Trung Thu hay còn được biết đến là lễ hội mặt trăng “Một thời điểm mà mây trời thoáng đãng, trăng sáng vừng vực, tròn to hơn cả những chiếc mâm hoa quả khổng lồ”. Đi kèm với đó, là những phong tục truyền thống được tổ chức, nhưng để lưu truyền được lễ hội này qua nhiều năm tháng, thì cũng cần phải nói đến từng câu chuyện dân gian được hình thành để giải thích cho những hiện tượng đặc biệt của đêm trăng sáng, phải nói rằng chúng chiếm tới gần 80% nội dung của lễ hội Trung Thu.
Tết Nguyên Đán Cổ Truyền Ở Trung Quốc 2024
Lễ hội Trung Thu hay còn được biết đến là lễ hội mặt trăng “Một thời điểm mà mây trời thoáng đãng, trăng sáng vừng vực, tròn to hơn cả những chiếc mâm hoa quả khổng lồ”. Đi kèm với đó, là những phong tục truyền thống được tổ chức, nhưng để lưu truyền được lễ hội này qua nhiều năm tháng, thì cũng cần phải nói đến từng câu chuyện dân gian được hình thành để giải thích cho những hiện tượng đặc biệt của đêm trăng sáng, phải nói rằng chúng chiếm tới gần 80% nội dung của lễ hội Trung Thu.
Hay nói cách khác, chưa cần ăn bánh nướng bánh dẻo, chỉ cần nghe lại những câu chuyện đó là không khí Trung Thu đã rạo rực trước gần một tháng. Thế nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những câu chuyện tương tự hoặc khác biệt hoàn toàn, để mô tả về sự hình thành đêm trăng Trung Thu, với Trung Quốc cũng vậy, họ không có ngoại lệ nào cả.
Câu chuyện mà hầu như quốc gia nào có Tết Trung Thu cũng đều giống nhau
Đó là truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, nhưng đối với Trung Quốc thì họ lại có nhiều biến thể xoay quanh. Điểm lại, có vẻ như nội dung này sẽ được nhiều người nhớ rõ hơn cả “Thời điểm đấy đã xảy ra từ lâu lắm rồi, một triều đại tối cao do các ông mặt trời ngự trị, họ cùng nhau thi thố sức nóng của mình, đốt cháy vạn vật dưới hạ giới. Để tồn tại trong giới tự nhiên, loài người đã phải đấu tranh tìm kiếm sự sống. Trong đó phải nói đến một chàng lãng tử trong con mắt của những người phụ nữ và một cung thủ dưới con mắt của những bậc anh tài, Không ai khác đó chính là Hậu Nghệ.
Khác với những người dân chỉ biết lánh nạn, tránh nóng, Hậu Nghệ đã hàng ngày quan sát về hành vi của các lãnh chúa ánh sáng. Màn đêm hầu như không có, chàng chịu đựng dưới những cái nắng gay gắt, cần mẫn rèn tạo vũ khí để đối đầu với các vị thần. Thời điểm chín mùi đã đến, thời cơ nổi dậy cũng tới, tại một vị trí đắc địa trên đỉnh núi cao, chàng dơ cung ngắm thẳng về phía các vị thần Thái Dương sáng rực. Hít một hơi thật sâu, cái nóng làm chàng mệt mỏi, tia nắng che mờ tầm nhìn, từng mũi tên được bắn ra lao lên không trung như những con Rồng muốn trở về với biển trời rộng lớn. Chín mũi tên, trúng thẳng chín ông mặt trời, ánh nắng chói chang dần dần giảm bớt, còn mũi tên cuối cùng trong tay, với cái nắng đã thiêu cháy làn da của chàng khi đứng ngắm trước đó. Rát - Nóng - Bỏng, khiến chàng mất dần tầm ngắm, hình ảnh mặt trời lúc này cũng rõ ràng hơn, chàng cảm nhận được nước mắt rơi xuống khi mất dần người thân của vị Thái Dương cuối cùng. Hạ cung, ngã gục giữa một vùng rộng lớn, bỗng đâu xuất hiện một tiên nhân bay tới, Nữ hoàng Tây Phương cảm động trước sự anh dũng nên đã ban tặng cho chàng một lọ thuốc tiên để có thể trở thành bất tử.
Ngoài việc hiệp nghĩa thì chàng còn là một người chung tình, nên đã cất lọ nước thần để sống cùng với người vợ của mình là Hằng Nga cho đến hết cuộc đời còn lại. Danh tiếng trải khắp muôn nơi, cũng là tai tiếng gửi đến những kẻ tham lam tìm tới.
Khi một ngày đẹp trời, chàng vào rừng săn bắn, những kẻ trộm đó đã đến lùng sục bảo vật tiên ban, vợ chàng Hằng Nga đã ra một quyết định đầy táo bạo, nàng đã uống hết lọ nước, để cho những kẻ trộm không kịp lấy đi. Cơ thể nàng trở nên nhẹ nhõm như mất dần trọng lực, rồi từ từ bay lên trời cao, mắc chân tại một mảnh đất huyền bí được gọi là mặt trăng.
Trở về nhà không thấy vợ, chỉ biết người dân kể lại rằng vợ chàng ở tít trên cao. Cũng kể từ đó, hai người luôn cố gắng nhìn nhau giữa một khoảng cách yêu xa khó tả. Phía trên thì rọi bóng trăng sáng để chàng ngước lên, còn bên dưới thì nhiều cúng lễ trời đất để mong một ngày gặp vợ. Mặc dù truyền thuyết ấy vẫn còn đang dang dở cho tới tận ngày nay, nhưng nó đã được an ủi dần từ những cặp tình, đôi lứa ở dưới hạ giới. Bởi vậy mà trong mỗi đêm trăng sáng, người ta lại thấy có nhiều cặp đôi yêu nhau, cùng nắm tay đi dưới ánh trăng tròn trịa”.
Câu chuyện về Wu Gang chặt cây hoa anh đào
Mặc dù không được lôi cuốn như câu chuyện trên, nhưng nó cũng được coi là truyền thuyết trăng sáng trong đêm Trung Thu.
Câu chuyện này có lẽ được bắt đầu với một người tên Wu Gang, anh là một tiều phu đốn củi có tham vọng trở thành bất tử sống mãi muốn đời. Vì dục tốc bất đạt, không miệt mài học phép tìm thuật đạo, chỉ biết đòi học cái này, nhưng được vài ngày là lại từ bỏ, vì thế sự phụ của anh ta muốn dậy cho anh ta một bài học về lòng quyết tâm, nên ông đã chỉ cho người tiều phu tìm đến một cây anh đào khổng lồ nằm trên mặt trăng, cùng hàm ý “Chặt được cây ngàn năm trên đó, sẽ hấp thụ được số năm mà nó đã sống”.
Người tiều phu đã sử dụng những khả năng ít ỏi của mình để tìm đến địa điểm mà cây hoa anh đào sinh sống, hình ảnh sừng sững cao gần 2000 mét khiến tham vọng của người tiều phu lớn hơn. Miệt mài chặt bổ, trải qua nhiều năm tháng cây vẫn còn đó, người thì già đi, còn dưới hạ giới thì nhân gian thay đổi không ngừng.
Câu chuyện kết thúc khá hụt hẫng, khi mỗi đêm trăng sáng người ta chỉ thấy hình ảnh cây hoa anh đào trên mặt trăng chứ không thấy bóng dáng của người tiều phu. Cũng có nhiều người bàn tán rằng “Anh ta đã chết từ nhiều năm về trước khi đang cố gắng theo đuổi một tham vọng mà không bao giờ vươn tới”. Còn sự thật thế nào thì không ai biết cả, chúng ta chỉ cần hiểu rằng đây chỉ là một câu chuyện dân gian được kể lại với nhiều biến tấu khác biệt, xung quanh đó còn có rất nhiều biến thể phong phú khác, được người này kể cho người kia nghe, rồi truyền dần qua nhiều thế hệ, nên việc “Thêm mắm, thêm muối” cho câu chuyện trở nên sinh động là điều khó tránh.
Câu chuyện về Ngọc Thố Cung Trăng
Nếu như mối tình Hằng Nga và Hậu Nghệ dành cho nam nữ thành niên thì Ngọc Thố lại dành riêng cho các em bé về lòng nhân từ. Bởi câu chuyện này được nhấn mạnh vào Thỏ ngọc, khi xưa kia trong một khu rừng nọ có ba con vật thành tinh chơi với nhau rất thân thiết bao gồm “Một con Cáo thành tinh, một chú khí nghìn năm và một bé Thỏ Ngọc ngàn tuổi”.
Vào những thời điểm đặc biệt như đêm trăng sáng, chúng thường vui đùa cùng nhau ngay dưới ánh trăng. Các vị tiên nhân từ trên cao thấy vậy nên đã hóa mình biến thành người ăn xin, bay xuống để thử chúng. Khi tiếp cận với ba con vật, họ giả vờ cầu khẩn thức ăn vì nhiều ngày chưa có gì lót dạ. Những con vật bé nhỏ đã nhanh chóng thể hiện tình thương của mình bằng cách Cáo và Khi vốn linh hoạt hơn nên đã nhanh chóng đi tìm thức ăn xung quanh, còn riêng về phía con Thỏ vốn dĩ không tháo vát bằng nhưng được cái ngoan đạo.
Nhận ra được điểm yếu của bản thân, không thể tìm thấy nhiều thức ăn, nên Thỏ đã quyết định nhóm lửa rồi nhảy vào tự thiêu với câu nói “Con rất xin lỗi vì không thể tìm được thực phẩm để giúp các ngài, nhưng con vẫn có thể lấy thân mình làm để thức ăn cứu sống, đổi một thân hình nhỏ bé để giúp đỡ nhiều người hơn cũng là việc nên làm”. Câu nói vừa dứt, Thỏ Ngọc chết giữa đống lửa rừng rực, các vị tiên nhân cảm thấy tội lỗi vì đã gây ra chuyện này. Vì quá thương xót, nên họ đã biến Thỏ Ngọc sống lại, nhưng với một điều kiện là phải sống trên cung điện mặt trăng, vì Thỏ bây giờ là con vật bất tử chứ không còn là một con vật thành tinh như trước.
Phải nói rằng câu chuyện này có quá nhiều điều phi lý, mâu thuẫn. Thế nên ngay từ đầu chúng ta đã nhấn mạnh rằng “Câu chuyện chỉ phù hợp với các em bé, trẻ thơ”.
Thôi thì, những câu chuyện mang những màu sắc và ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng lại đều có thể tạo ra được một bầu không khí náo nhiệt trong đêm Trung Thu tại Trung Quốc. Làm một chuyến đến đó, hòa mình cùng đám đông, thưởng thức những điều khác biệt cũng là một chuyến đi đầy thú vị mà Chương trình Trung Quốc muốn gửi tới các bạn.