Người Tráng hay người Choang là một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc. Ngoài ra một số sống ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quý Châu và Hồ Nam. Họ được xếp vào một trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận ...
Thất Tịch - Ngày lễ tình yêu ở Trung QuốcNgười Tráng hay người Choang là một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc. Ngoài ra một số sống ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quý Châu và Hồ Nam. Họ được xếp vào một trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người khởi xướng trang "người Tráng online" đưa ra từ "rauz" làm tên gọi chung cho người Bố Y, Tráng và một số nhóm Tai ở Việt Nam. Dân số Tráng ước tính khoảng 18 triệu người, xếp thứ hai sau người Hán. 94 % dân số Tráng sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Theo cục thống kê Quảng Tây 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Tráng chiếm 32,6%, 6% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác. Người Tráng hiện nay là dân tộc thiểu số lớn nhất Trung Quốc.
Tiếng Tráng là một nhóm các phương ngữ không thể thông hiểu lẫn nhau thuộc ngữ chi Tai, bị ảnh hưởng nhiều bởi các phương ngữ của tiếng Hoa. Tiếng Tráng chuẩn dựa trên một phương ngữ phía bắc gọi là Tráng Ung Bắc được nói tại huyện Vũ Minh tỉnh Quảng Tây. Tiếng Tráng chuẩn được xếp vào ngữ nhánh Tai Bắc, gần với tiếng Bố Y, rất ít người học loại tiếng này. Do đó người Tráng từ những vùng nói phương ngữ khác nhau sử dụng một trong số các phương ngữ của tiếng Hoa để giao tiếp.
Theo thống kê của thập niên 1980, 42% người Tráng chỉ nói tiếng Tráng, và 55% nói được cả tiếng Tráng và Tiếng Trung. Theo một số nguồn bán chính thức "tại Quảng Tây, giáo dục bắt buộc là bằng tiếng Tráng và Tiếng Trung, tập trung vào sự biết đọc viết sớm chữ Tráng". Trên thực tế chỉ một phần trăm nhỏ số trường học dạy viết chữ Tráng. Vào năm 2000, không còn ngôi trường nào thực sự dạy tiếng Tráng ở những vùng sinh sống của người Tráng. Tiếng Tráng được viết bằng chữ tượng hình dựa trên Hán tự trong hơn một nghìn năm. Chữ Tráng chuẩn, một loại bảng chữ cái chính thức, được đưa ra năm 1957, và năm 1982 các kí tự Kirin được đổi hết sang kí tự Latinh, tuy nhiên chữ viết dựa trên kí tự truyền thống vẫn phổ biến hơn trong các hoạt động, nghi lễ ít trang trọng.
Lịch Sử
Trong khi các nhà khoa học Trung Quốc tiếp tục đặt "ngôn ngữ Tráng-Đồng" vào hệ ngữ Hán-Tạng, thì các nhà ngôn ngữ học ngày nay đặt nhóm ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Tai–Kadai, với giả thuyết phổ biến nhất là có nguồn gốc Nam đảo, có thể khởi nguồn từ Đài Loan và dư cư về phía tây nam qua Trung Hoa ngày nay.
Sau Khởi nghĩa Vũ Xương, Quảng tây ly khai khỏi đế chế Mãn-Thanh ngày 6 tháng 11 năm 1911. Tuần phủ Thanh là Thẩm Bỉnh Khôn, lúc đầu vẫn tại vị, nhưng sau đó bị loại bỏ bởi một cuộc binh biến do tướng Lục Vinh Đình chỉ huy. Cựu Quế Hệ của tướng Lục đã vươn ra Hồ Nam và Quảng Đông và giúp chống lại nỗ lực tái lập lại chính phủ đế quốc của Viên Thế Khải trong cuộc Hộ quốc chiến tranh . Lòng trung thành của người Tráng đã làm Quân chính phủ tự trị của ông vững mạnh nhưng miễn cưỡng di chuyển ra xa các tỉnh của mình. Sau đó, mối hiềm khích với Tôn Dật Tiên dẫn đến thất trận năm 1920 và 1921 trong Chiến tranh Việt Quế . Sau thời gian chiếm đóng ngắn bởi lực lượng Quảng Đông của Trần Quýnh Minh, Quảng Tây rơi vào chia rẽ và cướp bóc nghiêm trọng trong vài năm cho đến khi Quân bình định Quảng Tây của Lý Tông Nhân lập ra Tân Quế Hệ do Lý, Hoàng Thiệu Hoành và Bạch Sùng Hy đứng đầu.
Trận đánh thắng lợi ở Hồ Nam chống lại Ngô Bội Phu dẫn đến quân bình bịnh Quảng Tây của người Tráng được gọi là "quân thần tốc" và "quân thép". Sau cái chết của Tôn Dật Tiên, Lý còn đánh lui cuộc biến loạn của Đường Kế Nghiêu trong chiến tranh Vân Nam-Quảng Tây và tham gia chiến tranh Bắc Phạt thiết lập sự kiểm soát của phe Quốc Dân Đảng với các tướng quân phiệt khác. Quân của ông là một trong số ít đơn vị Quốc Dân Đảng không bị ảnh hưởng của cộng sản và vì vậy được Tưởng Giới Thạch sử dụng trong Cuộc thảm sát Thượng Hải năm 1927.
Sau mối bất hòa với Tưởng, Lý đã tham gia vào cuộc nổi loạn của Diêm Tích Sơn trong cuộc Trung Nguyên Đại Chiến tháng 5 năm 1930. Sự bại trận của ông đã không loại bỏ ông khỏi sự kiểm soát Quảng Tây, với Sự cố Mãn Châu và cuộc xâm lược của Nhật Bản đã ngăn cản Tưởng và phe Cộng Sản loại bỏ ảnh hưởng của ông cho đến năm 1949. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Quảng Tây là một mục tiêu chính cho các cuộc tấn công của Nhật Bản. Chiến dịch Ichi-Go năm 1944 thành công đã mở rộng sự kiểm soát của Nhật Bản dọc tuyến đường sắt qua Quảng Tây vào Đông Dương thuộc Pháp, nhưng tuyến đường này vẫn bị tấn công liên tục bởi các máy bay ném bom Mỹ và nhóm bán quân sự người Tráng dưới quyền Bạch Sùng Hy.
Tín Ngưỡng
Hầu hết người Tráng theo một tín ngưỡng vật linh truyền thống gọi là Sư Công giáo hay Mo Giáo , bao gồm nghi thức thơ cúng tổ tiên. Mo Giáo có các bài tế riêng và các thầy tế được gọi là bu mo . Trong các nghi thức Mo truyền thống, thầy Mo dùng xương gà để xem quẻ. Trong Mo Giáo, đấng tạo hóa là Bu Luotuo và vũ trụ gồm ba yếu tố với tất cả mọi vật được hình thành từ ba yếu tố này, gồm: trời, đất và nước.
Người Tráng cũng có một số theo Phật Giáo, Đạo Giáo và Thiên Chúa Giáo.
Nguồn : Wikipedia.