Nó là một chặng đường chạy dài theo thời gian, trải qua nhiều giai đoạn, dưới nhiều thời kỳ và thay đổi biến tấu với nhiều góc độ.
Lịch sử Trung Quốc : Phần 2 - Thời Kỳ Nhà Hạ & Nhà ThươngĐể tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng đào sâu, tìm bới dòng chảy thời gian. Có lẽ hình thức đầu tiên của lễ hội được bắt nguồn từ phong tục “Lễ Trăng” dưới thời nhà Chu cách đây hơn 3000 năm.
Trải qua hàng năm tháng, sự kiện này đã được điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử.
1. Hình thành từ thời nhà Chu (1041 – 221 Trước Công Nguyên). Vào thời kỳ này, phong tục của người dân cổ đại thường chọn thời điểm mùa Thu trăng sáng làm thời khắc ca ngợi cho một vụ mùa bội thu, và tập quán hiến tế cảm tạ nữ thần mặt trăng cũng đã được hình thành.
2. Phổ biến hơn trong triều đại nhà Đường (618 – 907 Sau Công Nguyên). Sự kiện này được phổ biến hơn trong tầng lớp thượng lưu, hay nói chính xác là giới thượng lưu mới có đủ kinh phí để tổ chức những sự kiện trọng đại, nhằm tạo ra được một không khí lễ hội nhộn nhịp đến với người dân.
Bên cạnh đó, giới quý tộc hoàng gia lại có những thú vui khác, họ tổ chức các yến tiệc ngoài trời, vừa được ngắm trăng lại vừa được theo dõi các màn kịch múa rối tiêu biểu.
3. Bắt đầu được chấp nhận để trở thành một lễ hội trong thời nhà Tống (960-1279 Sau Công Nguyên). Vào thời kỳ Bắc Tống, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch, sự kiện cúng trăng được chính thức gọi là lễ hội Trung Thu. Cũng kể từ đó trở đi, hàng năm họ luôn tổ chức ngày trọng đại này mà chưa kề bỏ qua một lần nào.
4. Kỷ nguyên của bánh Trung Thu được ra đời trong triều đại nhà Nguyên (1279-1368). Hay nói cụ thể hơn, truyền thống ăn bánh trung thu được bắt đầu từ thời kỳ này, một triều đại bị cai trị bởi người Mông Cổ. Và cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Mông Cổ đã góp phần hình thành nên thói quen ăn bánh truyền tin của người Hán.
5. Bánh trung thu phổ biến hơn trong hai triều đại Minh, Thanh. Dưới hai triều đại này, nó không còn là một lễ hội bình thường, mà nó còn được coi như một ngày lễ tết đặc biệt. Khác hẳn với lối truyền thống cổ điển xưa kia, đã có rất nhiều hình thức ăn mừng mới xuất hiện như nhảy rồng, múa lân.
6. Trở thành một ngày lễ đặc biệt từ năm 2008. Có lẽ lý do chính là vì nhiều hoạt động truyền thống xưa kia của quốc gia này đang bị mất dần, thế nên để nhằm duy trì và bảo tồn một nét văn hóa cổ đại, hàng năm cứ vào những ngày này thì người dân Trung Quốc đều được nghỉ để vui chơi cùng gia đình, người thân, bạn bè.
Và đó chính là cuộc hành trình về sự hình thành và phát triển của tết Trung Thu ở Trung Hoa mà Chương trình Trung Quốc vừa chia sẻ tới các bạn. Một nét văn hoa truyền thống tiêu biểu đặc trưng, một thời điểm lý tưởng để đến thăm vùng đất rộng lớn với dân số đông nhất thế giới.