==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Quảng Tây tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, là một khu tự trị của dân tộc Choang tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nằm ở phía nam Trung Quốc, Quảng Tây giáp giới với Vân Nam phía tây, Quý Châu phía bắc, Hồ Nam phía đông bắc, và Quảng Đông phía đông nam ...

Tỉnh An Huy - Trung Quốc Tỉnh An Huy - Trung Quốc

Quảng Tây tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, là một khu tự trị của dân tộc Choang tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nằm ở phía nam Trung Quốc, Quảng Tây giáp giới với Vân Nam phía tây, Quý Châu phía bắc, Hồ Nam phía đông bắc, và Quảng Đông phía đông nam. Nó cũng có biên giới với Việt Nam phía tây nam (giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam) và Vịnh Bắc Bộ phía nam.

Quảng Tây là vùng núi. Dãy Nam Lĩnh nằm ở ranh giới phía đông bắc, với Việt Thành Lĩnh  và Hải Dương Sơn  là những nhánh ngắn của Nam Lĩnh. Gần vào giữa tỉnh hơn có các núi Đại Dao Sơn  và Đại Minh Sơn . Về phía bắc có các núi Đô Dương Sơn  và Phượng Hoàng Sơn , còn ở vùng ranh giới đông nam có núi Vân Khai Đại Sơn . Đỉnh núi cao nhất Quảng Tây là Miêu Nhi Sơn, thuộc dãy Việt Thành Lĩnh, cao 2141 m.

Nhiều con sông cắt qua các dãy núi tạo thành các thung lũng. Hầu hết các sông này đều thuộc lưu vực sông Tây Giang. Quảng Tây có bờ biển ngắn nằm bên Vịnh Bắc Bộ. Các hải cảng chính là Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành Cảng.

Quảng Tây - Trung Quốc

Quảng Tây có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa hè thường dài và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 - 23 °C, trong khi lượng mưa hàng năm từ 1250 - 1750 mm.

Thành phố chính: Nam Ninh, Bắc Hải, Quế Lâm, Liễu Châu. Thị xã tiêu biểu: Long Môn, Tam Giang, Dương Sóc.

Điểm chuyến đi hấp dẫn nhất ở Quảng Tây là Quế Lâm, một thành phố nổi tiếng khắp Trung Quốc và trên thế giới vì vẻ ngoạn mục của nó bên bờ Li Giang  với các đỉnh núi karst vây quanh. Đây từng là thủ phủ của Quảng Tây, và Tĩnh Giang vương thành , nơi ở trước đây của các ông hoàng cũng mở cửa cho dân chúng. Từ Quế Lâm xuôi về phía nam là thị trấn Dương Sóc , một điểm đến nổi tiếng của khách thăm quan nước ngoài đặc biệt là lữ khách ba-lô khi đi trải nghiệm Trung Quốc.

Những người dân tộc thiểu số ở Quảng Tây như người Tráng và người Đồng đều rất quan tâm đến trải nghiệm. Phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với Quý Châu, là quê hương của ruộng bậc thang Long Môn được coi là một trong những ruộng dốc nhất trên thế giới. Không xa đó là Huyện tự trị Đồng tộc Tam Giang.

Các loại ngũ cốc và lương thực quan trọng của Quảng Tây gồm: gạo, ngô, khoai và lúa mỳ. Hoa màu có: mía đường, lạc, thuốc lá và đay. Quảng Tây có trữ lượng thiếc, măng gan, indium nhiều hơn bất cứ tỉnh nào của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Quảng Tây đã tụt hậu so với tỉnh Lưỡng Quảng là Quảng Đông về kinh tế. GDP danh nghĩa năm 2004 của Quảng Tây là 332 tỷ NDT (41,19 tỷ USD), xếp thứ 17 các tỉnh Trung Quốc. GDP đầu người là 680 USD.

Du lịch Trung Quốc

Quảng Tây là một trong những nơi bắt nguồn sớm nhất của loài người cổ của Trung Quốc, thời kỳ Nguyên cổ Quảng Tây đã có hoạt động của loài người. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên của Quảng Tây cổ đại khắc nghiệt, khai thác nông nghiệp thiếu nghiêm trọng, thủ công nghiệp và thương nghiệp từ xưa đến nay lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế và số lượng dân số thời gian dài thấp hơn khu vực Trung Nguyên và khu vực lân cận như Hồ Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến v.v, vì vậy cho đến năm 1912 thời kỳ đầu dân quốc, toàn tỉnh Quảng Tây chỉ có 1,7589 triệu hộ, 9,1606 triệu người. Năm 1912 – 1926, biên độ tăng dân số khá lớn, từ 9,1606 triệu người tăng lên đến 10,633 triệu người, tăng trưởng trung bình năm 104.800 người. Năm 1926 – 1931, do trong thời kỳ này "chiến tranh Tưởng Quế" bùng nổ, nhiều năm liên tiếp tình hình chiến tranh hỗn loạn, xã hội không yên ổn, kinh tế văn hoá bị phá hoại nghiêm trọng, tăng trưởng dân số bị ảnh hưởng, từ 10,633 triệu người tăng đến 10,778 triệu người, tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ là 29.000 người. Năm 1932 – 1944, dân số tăng nhanh chóng, từ 11,819 triệu người tăng lên đến 14,9707 triệu người, dân số tăng trung bình năm là 262.600 người.‚ Đây là do năm 1932 cho đến đêm trước kháng chiến xã hội Quảng Tây tương đối yên ổn, kinh tế văn hoá dần dần phát triển, người dân được bồi dưỡng sinh lợi. Trong thời gian chiến tranh, năm 1939 – 1940, mặc dù có quân Nhật xâm lược Nam Quảng Tây, tài sản sinh mệnh của nhân dân bị tổn thất nhất định, song thời gian chỉ là 1 năm, khu vực chỉ hơn 10 huyện, mà khi đó Quảng Tây là hậu phương lớn của kháng chiến, xã hội tương đối ổn định, lượng lớn dân bị nạn của khu chiến tranh đổ về Quảng Tây, đã thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của dân số Quảng Tây. Năm 1944 – 1945, quân Nhật xâm nhập toàn diện vào Quảng Tây, toàn tỉnh 80 huyện thị bị xâm chiếm, sinh mệnh tài sản của nhân dân bị tổn thất nặng nề, dân số từ 14,9707 triệu người hạ xuống còn 14,5458 triệu người. Sau khi kháng chiến kết thúc, dân số tăng trưởng trở lại, năm 1948 tăng đến 14,6727 triệu người, tăng 126.900 người năm 1945, dân số tăng trung bình năm 42.300 người.

du lich trung quoc - quang tay

Nhìn từ tổng thể, trước khi nước Trung Quốc mới thành lập, Quảng Tây giống như toàn quốc, vẫn bảo lưu đặc điểm tái sinh sản dân số truyền thống. Một là tăng trưởng dân số có sự tăng mạnh giảm mạnh mang tính chu kỳ. Khi kẻ thống trị thu thuế ít, xã hội ổn định, kinh tế phồn vinh, dân số tăng gấp; Khi kẻ thống trị vơ vét bóp nặn (sưu cao thuế nặng), xã hội bất ổn định, kinh tế tiêu điều, dân số giảm mạnh. Hai là tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên thấp. Theo điều tra, trước năm 1949, tỷ lệ dân số tử vong của Trung Quốc là 25%0 - 33%0, tỷ lệ tử vong trẻ em chiếm 1/5 – 1/4 số dân số ra đời, tỷ lệ dân số ra đời đạt tới 35‰ - 38‰. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, quá trình phát triển của dân số Quảng Tây về đại thể đã trải qua mấy giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất, thời kỳ cao trào sinh đẻ thứ nhất (1953 - 1958). Trong thời kỳ này, chính quyền mới đã dẹp yên tình hình rối loạn của chiến tranh, đồng thời đã tiến hành cải cách đất đai ở trong phạm vi toàn tỉnh, đã ngăn chặn hiệu quả hiện tượng nghèo hoá của kinh tế nông thôn, tỷ lệ tử vong của dân số liên tục hạ xuống, còn tỷ lệ sinh dân số tương đối cao, tổng số dân số từ 19,76 triệu người tăng lên đến 21,86 triệu người, trung bình năm tăng 420.000 người, tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên gần 21‰.

Giai đoạn thứ hai, thời kỳ thoái trào sinh đẻ thứ nhất (1959 - 1961). Trong thời gian này, do chịu ảnh hưởng của "đại nhảy vọt" "cộng sản phong", phát triển của kinh tế quốc dân đã gặp trắc trở nghiêm trọng, mức sống của nhân dân hạ thấp nhanh chong, thêm vào liên tục gặp phải thiên tai, gây nên tỷ lệ sinh dân số giảm mạnh, tỷ lệ tử vong tăng đột ngột, tổng số dân số từ 22,05 triệu người giảm xuống còn 21,59 triệu người, trung bình năm giảm 230.000 người, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên dân số là -10,5‰.

Giai đoạn thứ ba, thời kỳ cao trào sinh đẻ dân số thứ hai (1962-1972). Trong thời kỳ này, do quan niệm cũ "đông con nhiều phúc" của mọi người chưa thay đổi, chính phủ càng buông tuồng hành vi sai lầm "đông con nhiều phúc", do đó khi thiên tai vừa qua, cách làm "cộng sản phong" vừa mới được sửa chữa, liền xuất hiện cao trào tăng trưởng dân số thứ hai. Tổng dân số từ 22,18 triệu người tăng lên đến 29,73 triệu người, trung bình năm tăng 755.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 29,7‰, còn cao hơn gần 4 phần nghìn so với mức trung bình toàn quốc. Trong thời kỳ này dân số tăng tịnh của Quảng Tây là 7,55 triệu người, đã hình thành cao trào sinh đẻ dân số lần thứ hai sau khi thành lập nước. Chính lần cao trào sinh dân số này, đã tăng thêm một bước cơ số dân số của Quảng Tây, đã tăng thêm khó khăn chồng chất cho việc thực hiện chính sách sinh đẻ kế hoạch sau thập niên 80 thế kỷ 20 của Quảng Tây, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ của phát triển kinh tế và xã hội của Quảng Tây.

Giai đoạn thứ tư, thời kỳ thoái trào sinh đẻ dân số thứ hai (1973-1984). Trong thời kỳ này, do Đảng và chính phủ quyết tâm nắm chặt sinh đẻ kế hoạch, cuối cùng làm cho tỷ lệ sinh hạ xuống một chút, từ đó làm cho tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên cũng hạ thấp từng năm, từ 28,3%0 năm 1973 hạ dần xuống còn 19,6‰.

du lịch Quảng Tây Trung Quốc

Giai đoạn thứ năm, giai đoạn hạ xuống sau khi tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên xuất hiện tăng trở lại rõ rệt (sau năm 1985). Kể từ nửa cuối năm 1984, nhà nước bắt đầu từng bước nới lỏng diện quan tâm đối với sinh hai. Do các nguyên nhân như kích thích nội tại của chế độ trách nhiệm bao thầu gia đình đối với mong muốn sinh đẻ của nông dân và xuất hiện sự yếu kém trong quản lý khi thể chế mới cũ thay thế, cũng như khó khăn mà lưu động dân số mang đến cho quản lý sinh đẻ kế hoạch và kết cấu tuổi tác v.v, kể từ sau năm 1985, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên dân số trong toàn phạm vi khu tự trị xuất hiện sự tăng trở lại mạnh. Dân số tăng tịnh hàng năm từ 670.000 người năm 1985 tăng lên đến 920.000 người năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên cũng từ 17,6%0 tăng lên đến 22,2‰. Tình hình phát triển này đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhân sĩ hữu quan, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện càng hết sức coi trọng, đồng thời chỉ rõ, người lãnh đạo đảng chính phủ các khu vực chịu trách nhiệm chính đối với sinh đẻ kế hoạch. Sau năm 1990, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên của dân số Quảng Tây xuất hiện xu thế hạ xuống theo năm, đến năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên đạ hạ xuống còn 8‰.

Dân số Quảng Tây năm 2000 là 47,51 triệu, tương đương với 81,2% dân số nước Pháp, 57,9% dân số nước Đức, 80,8% dân số nước Anh, tuy nhiên tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người lại thấp hơn nhiều so với trình độ của những quốc gia này, còn không bằng 3% trình độ bình quân đầu người của các quốc gia nói trên. Khu tự trị là nơi tập trung nhiều Người Tráng, hơn 14 triệu, một trong những dân tộc thiểu số chính ở Trung Quốc. Hơn 90% người Tráng ở Trung Quốc sống ở Quảng Tây, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía Tây. Cũng có một số lượng khá người dân tộc thiểu số Người Đồng và Người Miêu. Dân tộc thiểu số khác gồm: Người Dao, Người Hồi, Người Di, Lô Lô, Người Thủy, và Người Kinh (người Việt).

  • Người Hán : 27,02 triệu (62%)
  • Người Tráng : 14,21 triệu
  • Người Dao : 1,47 triệu
  • Người Miêu : 46 vạn
  • Người Đồng : 30 vạn
  • Người Ngật Lão : 17 vạn
  • Người Mao Nam : 7,4 vạn
  • Người Hồi : 3,3 vạn
  • Người Bố Y : 2,1 vạn
  • Người Kinh/Người Việt : 2 vạn
  • Người Thủy : 1,5 vạn
  • Người Tạng : 9.712 người
  • Người Mãn : 9.576 người

Quảng Tây nổi tiếng vì sự đa dạng ngôn ngữ. Ví dụ ở thủ phủ Nam Ninh, có tới bốn phương ngữ được nói: Quan thoại Phương Nam, Quảng Đông thoại, Bình Thoại, và tiếng Tráng.

  • Diện tích 236.700 km² (thứ 9 Trung Quốc)
  • Dân số (2010) 46.026.629

Quảng Tây, Trung Quốc

Quảng Tây, Trung Quốc
22 2 24 46 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==