Khu lăng mộ của hoàng tộc triều Minh, được thiết kế và xây dựng dựa trên thuật toán âm dương, có kiểu dáng hình cánh cung ẩn chứa nhiều điều bí mật mà khoa học chưa thể tìm ra.
Bắc Kinh Thủ Đô Trung QuốcGiới thiệu
Yên mình theo chiều dài của lịch sử có niên đại hơn 600 năm. Là một quần thể với 13 lăng mộ tương ứng với 13 vị hoàng đế của triều đại nhà Minh. Và đây cũng chính là chuyến hành trình mà Chương trình Trung Quốc sẽ đưa Lữ khách tới thăm.
Nằm về phía tây bắc cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 50km, quần thể lăng mộ được xây dựng dưới chân núi Thọ Thiên, huyện Xương Bình, là nơi có vị thế tuyệt đẹp. “Ngả mình giữa một thung lũng yên tĩnh, gối đầu vào chân núi phía sau, được bao bọc bởi tứ bề toàn cây cối, thể hiện cho một giấc ngủ thiên thu”.
Tại sao lại chỉ có 13 lăng mộ trong khi triều đại nhà Minh được kéo dài qua tận 16 đời vị vua
Chúng ta cùng theo dòng lịch sử đi ngược thời gian, tiền thân của nhà Minh là Minh tổ hoàng đế Chu Nguyên Chương đóng đô ở Nam Kinh nên phần mộ của ông được đặt tại đây. Nhưng khi đến đời thứ 3 là vua Zhu Di (Vĩnh Lạc) đã thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ cháu trai lên ngôi hoàng đế, ông đã rời đô từ Nam Kinh tới Bắc Kinh để lập một vương triều mới cho nên lăng mộ của vị vua thứ 2 Kiến Văn cũng không ở Bắc Kinh. Bởi vậy quần thể này, là nơi chôn cất của 13 vị hoàng đế từ thời Zhu Di, tuy nhiên vị hoàng đế thứ 7 Cảnh Thái đế không có người kế vị nên không được mai táng theo phương thức hoàng tộc.
Mỗi lăng mộ - mỗi vị vua, chúng được xây dựng ở các vị trí khác nhau trong khu vực, cách bố trí sắp xếp không có gì khác lạ nhưng chúng lại hơn kém nhau ở kích thước lớn nhỏ. Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống thì ta sẽ thấy khoảng cách giữa các lăng mộ trải dài trông như một chiếc quạt.
Hành trình trải nghiệm
Tiếp tục hành trình, Lữ khách sẽ được dạo bước trên con đường linh thiêng, hai bên được bầy trí rất nhiều bức tượng cao tới 4 mét, bao gồm:
- Các pho tượng về văn võ bá quan, lính gác: Thể hiện sự trung thành khi phụng sự hoàng đế, một mặt bảo vệ giấc ngủ cho các vị đế vương.
- Với những pho tượng voi ngựa, lạc đà: Thể hiện cho sự hòa bình giữa triều Minh với các dân tộc khác.
- Đặc biệt phải kể đến những pho tượng tứ linh: Theo dân gian đây là những thần vật do người đời tự tưởng tượng ra, chúng phác họa những gì tốt đẹp nhất, cao quý nhất và linh thiêng nhất.
Tất cả các lăng mộ không chỉ được xây bên trên mà còn được xây ở dưới lòng đất, bên trong là quan tài của những vị hoàng đế lẫn hoàng hậu, phi tần. Dưới triều đại nhà Minh thì người thường không được phép vào đây, cho tới ngày hôm nay cũng chỉ có 3 lăng mộ “Trường Lăng, Định Lăng và Chiêu Lăng” mở rộng cửa để đón khách thăm quan.
- Chiêu Lăng, là lăng mộ có quy mô nhỏ nhất, nhưng nó lại mang trong mình một điểm độc đáo ở chỗ, quan tài của vị hoàng đế thứ 12 được đặt bên trong khu vực có hình trăng lưỡi liềm.
- Định Lăng, là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 13, nó chứa đựng một điều đáng kinh ngạc về lịch sử của nó. Định Lăng được cho xây dựng khi hoàng đế mới chỉ 21 tuổi, cho tới khi ông băng hà ở tuổi 58 thì lăng mới được sử dụng. Với quãng thời gian dài như vậy đã khiến các kiến trúc gia phải tạo bia đá chỉ dẫn lối đi lẫn cách mở cửa đề phòng quên lối. Đến khi các nhà khảo cổ khai quật thì họ lại không thể tìm được lối vào do bia đá chỉ dẫn bị chôn sâu trong lòng đất, mọi thứ tưởng chừng như bế tắc nhưng với những nỗ lực hết mình cuối cùng cánh cửa cũng được mở ra, bia đá được tìm thấy, lối đi được chiếu sáng tới những căn phòng chứa nhiều cổ vật lẫn quan tài hoàng đế.
- Trường Lăng, được coi là lăng tẩm đẹp nhất và to lớn nhất. Là nơi yên nghỉ của Vĩnh Lạc hoàng đế, đây chính là khu mộ đầu tiên trong triều đại nhà Minh ở Bắc Kinh. Những cung điện xen kẽ lẫn nhau, những bức tường sắc đỏ ngói vàng thể hiện cho sự phồn vinh thịnh vượng – quốc thái dân an.
Tiến vào bên trong là một kiến trúc quy mô hoành tráng “Lăng Ân Điện”, nó hiện diện cho sự báo ơn, đền nghĩa, thể hiện quyền lực tối cao của hoàng đế khi sinh thời lẫn lúc về với tổ tiên.
Xung quanh điện là những hoa văn họa tiết được trang trí, chạm khắc một cách tinh xảo nhưng nhìn thì lại đơn giản và trang nghiêm. Cung điện được thiết kế với các bức tường bao quanh, bên trong lại được chống đỡ bởi 60 cây cột làm từ gỗ cây Nam Mộc “một loại gỗ quý có xuất sứ ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam”. Phía sau Lăng Ân Điện là một tòa tháp có tên gọi Minh Lâu, ngụ ý có thể là nơi soi sáng dẫn đường cho con cháu của hoàng đế Vĩnh Lạc.
Dạo bước trong quần thể lăng tẩm gần 40km vuông, vẫn chưa thấy hết được sự hùng vĩ. Ngoài những lăng được mở cửa vẫn còn những lăng tạm thời yên giấc, có thể nhân loại chưa tìm được ra lối vào hoặc cũng có thể chúng cần được đại tu để đón khách. Và đây cũng chính là điểm kết cho chuyến hành trình “Thập Tam Lăng” mà Chương trình Trung Quốc giới thiệu tới những khách thăm quan chưa và sẽ đến thăm quan.