==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình khám phá Cát Lâm. Là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Cát Lâm có biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên bang Nga ở phía đông; có ranh giới giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, với tỉnh Liêu Ninh ở phía nam, và với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây.

Thành phố Cao Hùng - Đài Loan Thành phố Cao Hùng - Đài Loan

 khám phá Cát Lâm. Là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Cát Lâm có biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên bang Nga ở phía đông; có ranh giới giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, với tỉnh Liêu Ninh ở phía nam, và với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây.

Địa Lý

Cát Lâm nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, giáp với tỉnh Liêu Ninh ở phía tây nam, giáp với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía đông, giáp với vùng Primorsky của Nga ở một đoạn nhỏ phía đông, và giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (thành phố Rason, tỉnh Hamgyong Bắc, tỉnh Ryanggang, tỉnh Chagang) ở phía đông nam qua Đồ Môn Giang, Áp Lục Giang và Trường Bạch Sơn. Cát Lâm nằm giữa 122°-131° kinh Đông và 41°-46° vĩ Bắc. Tổng diện tích của tỉnh Cát Lâm là khoảng 187.400 km², chiếm khoảng 2% diện tích Trung Quốc. Tỉnh Cát Lâm trải dài 750 km theo chiều đông -tây và 600 km theo chiều bắc-nam. Tỉnh Cát Lâm có 1438,7 km biên giới quốc tế, trong đó tuyến biên giới Trung-Nga của tỉnh dài 232,7 km và tuyến biên giới Trung-Triều của tỉnh dài 1.206 km.

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

Nếu lấy Đại Hắc Sơn  ở trung bộ tỉnh làm ranh giới, tỉnh Cát Lâm có địa thế cao ở đông nam với các vùng núi non và gò đồi có cao độ trên 500 m thuộc dãy núi Trường Bạch. Trường Bạch Sơn là núi cao nhất tỉnh Cát Lâm cũng như bán đảo Triều Tiên với cao độ 2.744 m. Thiên Trì trên đỉnh núi được phân chia giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Trung và tây bộ tỉnh Cát Lâm là đồng bằng Tùng-Liêu rộng lớn; vùng này có địa thế thấp và bằng phẳng, là khu vực mục nghiệp của Cát Lâm. Trong đó, trung bộ tỉnh Cát Lâm là vùng đồng bằng bằng phẳng, còn tây bộ có các đồng cỏ, hồ ao, đất ngập nước, vùng cát. Địa mạo Cát Lâm chủ yếu do địa mạo núi lửa, địa mạo xói mòn xâm thực, địa mạo đất đỏ bồi tích và địa mạo đồng bằng phù sa cấu thành.

Ngoài dãy núi Trường Bạch, trên địa bàn Cát Lâm còn có Đại Hắc Sơn, Trương Quảng Tài Lĩnh , Cát Lâm Cáp Đạt Lĩnh , Lão Lĩnh , Mẫu Đơn Lĩnh . Lấy Tùng Liêu Phân Thủy Lĩnh  làm ranh giới, vùng đồng bằng của tỉnh Cát Lâm phân thuộc đồng bằng Tùng Nộn ở phía bắc và đồng bằng Liêu Hà ở phía nam. Hiện nay, vẫn có thể trông thấy di tích các sông băng có niên đại từ kỷ Đệ tứ ở núi Trường Bạch. Địa mạo núi lửa chiếm 8,6% tổng diện tích của Cát Lâm.

Du lịch Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

chương trình

Tỉnh Cát Lâm có các di tích của chế độ Mãn Châu Quốc tại Trường Xuân, như Bảo tàng Hoàng cung Mãn Châu Quốc  hay Bát đại bộ  của chính phủ Mãn Châu Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các địa điểm thăm quan nổi tiếng khác như Công viên rừng Tịnh Nguyệt Đàm , Trường Ảnh thế kỉ thành , tháp kỉ niệm liệt sĩ Hồng quân Liên Xô tại Trường Xuân. Đại học Cát Lâm, Học viện Quang cơ Trường Xuân, Đại học Trường Xuân là các biểu trưng cho văn hóa thành thị của tỉnh. Tại thành phố Cát Lâm có các thắng cảnh như sơn thành Cao Câu Ly ở Long Đàm Sơn, công viên Bắc Sơn và hồ Tùng Hòa. Ở Đôn Hóa có quần thể mộ cổ Lục Đính Sơn  của vương quốc Bột Hải. Ở Diên Cát có di tích sơn thành Thành Tử Sơn. Khu bảo tồn thiên nhiên Trường Bạch Sơn nằm trên địa bàn ba huyện Trường Bạch, An Đồ và Phủ Tùng của tỉnh Cát Lâm, có Thiên Trì, các thác nước, suối nước nóng và hẻm núi lớn. Thông Hóa có di tích Tĩnh Vũ lăng viên . Ở Tập An có di chỉ từ thời Cao Câu Ly như Hoàn Đô sơn thành, Tướng quân trủng , quần thể mộ cổ Đỗng Câu , có bia Quảng Khai Thổ Thái Vương . Nông An có Liêu tháp  còn Y Thông có quần thể núi lửa. Phòng Xuyên là thắng cảnh ở khu vực ngã ba biên giới Trung-Triều-Nga. Các quần thể kinh thành và lăng mộ Cao Câu Ly tại tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. Ngoài ra, tỉnh Cát Lâm còn các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, tập trung ở vùng núi Trường Bạch. Quần thể mộ cổ Long Đầu Sơn  là một tập hợp gồm 12 ngôi mộ của các thành viên vương tộc của vương quốc Bột Hải nằm ở thành phố Hòa Long của châu Diên Biên, trong đó có mộ Trinh Hiếu công chúa .

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

Văn Hóa

Đoàn thể đại diện xứng đáng nhất của nghệ thuật Kinh kịch tỉnh Cát Lâm là "viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm" , gồm kịch trường đại chúng và đại hí lâu Trường Xuân.

Đoàn thể Cát kịch  nổi tiếng nhất tỉnh Cát Lâm là đoàn Cát kịch tỉnh Cát Lâm, Cát kịch là một loại hình hí khúc địa phương. Từ hình thức biểu diễn hai người, Cát kịch đã phát triển thành một loại hình kịch nghệ mới. Các diễn viên Cát kịch nổi danh có Ổ Lị, Tùy Tinh Oánh, Vương Thanh Hà, Vương Quế Phân, Lý Chiêm Xuân, An Tĩnh Phương. Các vở diễn ưu tú của Cát kịch có "Đào lý mai", "Yên-Thanh mại tuyến", "Bao công bồi tình", "Nhất dạ hoàng phi".

Nhị nhân chuyển  là một loại hình nghệ thuật dựa trên các điệu ca dân gian ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, hấp thụ nghệ thuật Liên hoa lạc  của Hà Bắc, thêm vào vũ đạo, dáng bộ. Theo dòng lịch sử, Nhị nhân chuyển hình thành bốn phái Đông, Tây, Nam Bắc. Phái phía đông có trọng điểm tại Cát Lâm, có cả màn vũ đả. Các đoàn thể Nhị nhân chuyển nổi tiếng tại tỉnh Cát Lâm là kịch đoàn hí khúc thành phố Cát Lâm, đại hí viện Hòa Bình, kịch trường Nhị nhân chuyển Đông Bắc, đại vũ đài Lưu Lão Căn.

du lich trung quoc

Hoàng Long hí  là một thể loại hí kịch mới, hình thành từ năm 1959 và bắt nguồn từ huyện Nông An tại tỉnh Cát Lâm, song do Nông An vào thời nhà Liêu từng có tên là Hoàng Long phủ nên loại hình này mang tên là Hoàng Long hí. Lúc đầu, Hoàng Long hí chỉ có ba hạng là tiểu sinh , tiểu sửu  và tiểu đán , về sau bổ sung thêm đao mã đán , lão sinh  và lão đán . Âm nhạc của Hoàng Long hí phân theo các hạng sinh, đán, sửu mà xướng, cách biểu diễn cùng hóa trang và phục trang về cơ bản phỏng theo Kinh kịch.

Tân Thành hí  là một loại hình hí kịch hình thành từ cuối thập niên 50 và đầu thập niên 1960, lưu truyền ở khu vực huyện Phù Dư và phát triển dựa trên cơ sở loại hình kịch nghệ Bát giác cổ  của người Mãn, sở dĩ mang tên Tân Thành là do vào thời Thanh, Phù Dư trấn là trị sở của Tân Thành phủ. Các tiết mục Tân Thành hí tiêu biểu là "Hồng la nữ", "Tú hoa nữ hài tử", "Tát Ngõa mã", "thiết huyết Nữ Chân", "hồng hạo". Đoàn thể biểu diễn Tân Thành hí nổi tiếng là kịch viện nghệ thuật dân tộc Mãn thành phố Tùng Nguyên.

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

Đông Bắc đại cổ  là một hình thức nghệ thuật vừa hát và vừa nói làm chính, đã có lịch sử hơn 200 năm, chủ yếu là các câu chuyện tiểu thuyết, truyền kỳ truyền thống của Trung Quốc. Khi biểu diễn, nghệ nhân một tay cầm mấy thanh tre làm nhịp phách, một tay cầm dùi gỗ đánh trống, bên cạnh có một người dùng nhạc cụ đàn dây đệm đàn. Đông Bắc đại cổ tại Cát Lâm thuộc "Đông Thành phái" có ảnh hưởng lớn tại khu vực Du Thụ. Năm 2006, Đông Bắc đại cổ được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc.

Ngoài ra, trên địa bàn Cát Lâm còn có sự hiện diện của Bình kịch , Thoại kịch .

Xưởng phim điện ảnh Trường Xuân  là xưởng phim đầu tiên của nước Trung Quốc mới, là một trong các xưởng phim có tính tổng hợp lớn nhất Trong Quốc. Cùng với Bắc Ảnh, Thượng Ảnh và Bát Nhất tạo thành "tứ đại" xưởng phim điện ảnh của Trung Quốc. Xưởng phim bắt nguồn từ "Mãn Châu ánh họa chu thức hội xã"  do người Nhật thành lập vào năm 1937 thời Mãn Châu Quốc. Liên hoan phim Trường Xuân là một trong những liên hoan phim lớn nhất tại Trung Quốc.

Ẩm thực Cát Lâm sử dụng các nguyên liệu là đặc sản hoặc sản vật chính của tỉnh Cát Lâm, vận dụng cách nấu nướng đặc biệt của địa phương. Ẩm thực Cát Lâm tổng hợp các văn hóa ẩm thực và nông sản đặc sắc của các dân tộc thiểu số, đã phát triển sáng tạo và hình thành một hệ phái ẩm thực mới. Ẩm thực Cát Lâm chủ yếu bao gồm bốn thể loại lớn là món ăn dân tộc, món ăn dân tục, món ăn cung đình và món ăn sơn trân .

Kinh Tế

Thổ nhưỡng tỉnh Cát Lâm nằm trong đới đất đen, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất trên cùng trong khoảng 3-6% và có thể lên đến trên 15%. Tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp của toàn tỉnh  là khoảng 16,4 triệu ha, chiếm 86% tổng diện tích toàn tỉnh, cao hơn 17% so với mức trung bình toàn Trung Quốc. Diện tích đất canh tác của tỉnh Cát Lâm là khoảng 5.535.000 ha, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh, bình quân đạt 3,05 mẫu/người, gấp hai lần mức bình quân của cả Trung Quốc. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Cát Lâm là 9.828.600 ha, chiếm 52,03% tổng diện tích toàn tỉnh, trong đó có 7.882.500 ha đất rừng. Tổng dự trữ tài nguyên gỗ của tỉnh Cát Lâm là 818 triệu m³, đứng thứ sáu cả nước, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,1%. Ở vùng thảo nguyên tây bộ tỉnh Cát Lâm, chiếm ưu thế là các loại cỏ mọc thành bụi và các loại cỏ thân rễ sống nhiều năm, tỷ lệ che phủ đạt 50-70%, là vùng sản xuất bò thương phẩm và cừu chủ yếu tại phía bắc Trung Quốc. Diện tích thảo nguyên có thể tận dụng cho chăn nuôi gia súc của tỉnh Cát Lâm là 4.379.000 ha, tập trung chủ yếu ở tây bộ và đông bộ. Thổ nhưỡng Cát Lâm hợp với các cây trồng như đỗ, cây lấy dầu, củ cải ngọt, thuốc lá, gai, các loại cây lấy củ, nhân sâm, cây dùng làm dược phẩm, cây ăn quả. Diện tích được gieo cấy là 3.959.000 ha. Cát Lâm là tỉnh sản xuất lương thực thương phẩm lớn nhất tại Trung Quốc với nhiều ngô, đậu tương và gạo.

Các ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Cát Lâm là: ô tô, hóa dầu, chế biến nông sản, y dược, công nghệ thông tin-điện tử, chế tạo thiết bị, luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt và năng lượng. Theo truyền thống, tỉnh Cát Lâm được xem là một trung tâm dược phẩm lớn, với sản lượng nhân sâm và nhung hươu vào hàng lớn nhất Trung Quốc, những thứ được sử dụng rộng rãi trong Đông y. 98% tài nguyên thủy năng của tỉnh Cát Lâm tập trung ở vùng núi phía đông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Bạch Sơn , Hồng Thạch , Vân Phong , Phong Mãn . Năm 2011, vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trên thực tế trên địa bàn Cát Lâm là 4,947 tỉ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1,481 tỉ USD. Cũng trong năm 2011, theo thống kê của hải quan, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Cát Lâm là 22,047 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 4,998 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 17,049 tỉ USD. Năm 2009, tỷ lệ ba khu vực trong nền kinh tế của tỉnh Cát Lâm là 13,6:48,5:37,9.

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

Tính đến năm 2011, người ta đã phát hiện ra 136 loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cát Lâm, trong đó đã xác minh được trữ lượng của 93 loại và đã tiến hành khai thác 75 loại. Trong đó, tỉnh Cát Lâm có 22 loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào năm vị trí đầu tiên tại Trung Quốc. Các loại khoáng sản chủ yếu gồm: than đá còn gần 2,1 tỉ tấn, dầu mỏ với trữ lượng còn có khả năng khai thác là 133,99 triệu tấn, quặng sắt với trữ lượng còn lại là 460 nghìn tấn. Trong số các loại khoáng sản của tỉnh Cát Lâm, trữ lượng còn lại của đá phiến dầu, diatomite, wollastonite đứng ở vị trí số một tại Trung Quốc; trữ lượng gabro dùng làm mòn bề mặt, cacbon điôxít còn lại đứng ở vị trí thứ hai; trữ lượng molypden, gecmani còn lại đứng vị trí thứ ba.

Nguồn Wikipedia.

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc

Tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc
20 2 22 42 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==