==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đây cũng là thiên đường thăm quan, trải nghiệm với vô số cảnh đẹp thần tiên: từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã. Đặc biệt, với rừng đá sa thạch hùng vĩ, Trương Gia Giới còn được mệnh danh là “Pandora trên Trái đất”. 

Những Điểm Đến Hot Nhất Của Trung Quốc 2024 Những Điểm Đến Hot Nhất Của Trung Quốc 2024

Trương Gia Giớ là một địa cấp thị ở phía tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Được mệnh danh là thiên đường của nghành du lịch Trung Quốc

Trương Gia Giới, Chốn Bồng Lai, Nơi Tiên Cảnh - Ảnh 1

Pandora là tên một hành tinh tươi tốt mang sự sống nằm trong chòm sao Alpha Centauri trong bộ phim "Avatar", được biết đến với khung cảnh hùng vĩ, hài hòa giữa mây, trời, núi và cây cỏ. Khu vực mà chúng ta chuẩn bị "du ngoạn qua màn hình máy tính" dưới đây là một minh chứng về việc "Pandora có thật trên Trái đất".

Lịch Sử Trương Gia Giới

Địa giới ngày nay của địa cấp thị Trương Gia Giới vào thời nhà Tần thuộc quận Kiềm Trung. Thời kỳ từ Hán tới Tam Quốc thì các lãnh thổ của 2 quận Vĩnh Định, Vũ Lăng Nguyên và huyện Tang Thực thuộc quận Vũ Lăng. Thời kỳ nhà Đường thuộc đạo Sơn Nam. Thời Ngũ đại Thập quốc thuộc nước Sở. Thời nhà Tống thuộc quận Lễ Dương. Thời nhà Nguyên thuộc tổng quản phủ Lễ Châu lộ.

Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), giáng châu Từ Lợi xuống thành huyện Đại Dung thuộc Lễ Châu. Năm Ung Chính thứ 8 (1730), cho thi hành chế độ thổ ti đối với các dân tộc thiểu số, thăng Lễ Châu lên thành châu do chính quyền trung ương trực tiếp cai quản (trực hạt châu). Châu này bao gồm các huyện An Hương, Thạch Môn, Từ Lợi. Bỏ hai vệ Vĩnh Định, Cửu Khê, lập huyện An Phúc (bao gồm các khu vực ngày nay thuộc 2 quận Vĩnh Định, Vũ Lăng Nguyên cùng 2 huyện Từ Lợi, Tang Thực).

Năm 1916, thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, bỏ đạo Vũ Lăng và đưa các huyện Đại Dung, Từ Lợi, Tang Thực vào đạo Thần Nguyên. Khi đó toàn tỉnh Hồ Nam có 10 đốc sát khu, với Đại Dung và Tang Thực thuộc đốc sát khu số 4 có trung tâm hành chính đặt tại Thường Đức. Từ năm 1949 cho tới năm 1988 thì huyện Từ Lợi thuộc chuyên khu Thường Đức (sau đổi thành địa khu). Hai huyện Đại Dung và Tang Thực từ năm 1949 tới 1952 thuộc chuyên khu Vĩnh Thuận, sau đó thuộc khu tự trị người Miêu Tương Tây (nay là Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây).

Tháng 5 năm 1985, bỏ huyện Đại Dung lập huyện cấp thị Đại Dung. Ba năm sau huyện cấp thị Đại Dung được nâng cấp thành địa cấp thị. Ngày 4 tháng 4 năm 1994, đổi tên địa cấp thị Đại Dung thành địa cấp thị Trương Gia Giới. Lấy từ châu Tương Tây hai huyện Đại Dung và Tang Thực còn từ địa cấp thị Thường Đức là huyện Từ Lợi cho địa cấp thị mới này

Địa Lý, Khí Hậu

Trương Gia Giới nằm trong khu vực có khí hậu cận nhiệt đới vùng núi ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình khoảng 16 °C, lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.400 mm. Địa hình chủ yếu là miền núi (khoảng 76% diện tích) với phía tây bắc cao và thoải dần xuống phía đông nam. Điểm cao nhất đạt 1.890,4 m, điểm thấp nhất đạt 75 m, khu vực đô thị thủ phủ cao khoảng 183 m so với mực nước biển. Độ cao trung bình toàn địa cấp thị là 1.000 m.

Phía đông giáp huyện Thạch Môn, Đào Nguyên của địa cấp thị Thường Đức. Phía nam giáp huyện Nguyên Lăng của địa cấp thị Hoài Hóa. Phía bắc là huyện Hạc Phong và huyện Tuyên Ân (thuộc châu tự trị Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc). Phía tây là châu tự trị Tương Tây. Theo hướng đông-tây dài nhất khoảng 167 km, theo hướng bắc-nam rộng nhất khoảng 96 km.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 1

Cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút chạy xe, công viên quốc gia Trương Gia Giới được coi như “vườn sau” của thành phố và còn được gọi với cái tên mỹ miều “công viên đào nguyên”.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 2

Rừng nguyên sinh Trương Gia Giới rộng khoảng 4.810ha, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 1992, Công viên Địa chất Thế giới vào năm 2004.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 3

Cả khu vực nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, quanh năm có sương mù bao phủ như chốn bồng lai.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 4

Những chóp núi ẩn mình trong sương sớm, để rồi vút cao đầy kiêu hãnh khi Mặt trời lên.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 5

Sự đa dạng của cảnh quan mang đến cho mỗi mùa một vẻ đẹp rất riêng.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 6

Rừng đá sa thạch là cảnh đẹp nổi tiếng nhất ở Trương Gia Giới với quần thể núi đá cao vút, đứng sừng sững như những cây cột trụ trời, tạo nên khung cảnh nguyên sơ vô cùng ấn tượng.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 7

Khu rừng đặc biệt này có tới hơn 3.000 cột đá và vách núi hình thù thiên biến vạn hóa, có cột cao tới 800m. Giữa các cột đá và khe núi là các hang động, suối nguồn, những rừng cây nguyên sinh nơi cư trú của nhiều loài cây ôn đới.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 8

Khung cảnh ngoạn mục này là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất kéo dài suốt 380 triệu năm, từ khi cả khu vực còn chìm sâu dưới đáy biển, qua nhiều lần nâng lên hạ xuống của vỏ Trái đất và quá trình bào mòn, phong hóa.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 9

Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt xuống thung lũng, khung cảnh bao trùm ngút mắt một màu xanh.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 10

Hai vách núi chụm đầu vào nhau hình thành cây cầu tự nhiên, hay còn được người dân nơi đây gọi là “Thiên hạ đệ nhất kiều”.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 11

Đây chính là ngọn núi Hallelujah nổi tiếng - nguyên mẫu để các nhà làm phim tạo ra những ngọn núi bồng bềnh giữa biển mây trong siêu phẩm điện ảnh Avatar (2009). Vì thế, Trương Gia Giới còn được mệnh danh là “Pandora trên Trái đất”

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 12

Trong số những ngọn núi tuyệt đẹp của Trương Gia Giới, Thiên Môn là đặc biệt nhất. Để lên đến được đỉnh, chúng ta phải đi hết con đường dài 11km uốn lượn quanh núi.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 13

Con đường này có 99 khúc quanh, tượng trưng cho 9 cung trên Thiên đình.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 14

Leo qua 999 bậc thang dốc đứng của đỉnh Thiên Môn, khách thăm quan sẽ tới được Cổng Trời, vốn là một lỗ khổng lồ được Mẹ Thiên nhiên "tạc" trong lòng núi. 

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 15

Cổng Trời có hình bán nguyệt và cao tới 130m. Với địa thế ngoạn mục, đây thường là nơi tổ chức các màn biểu diễn nhào lộn máy bay.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 16

Một ngôi chùa lớn được xây dựng trên đỉnh núi.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 17

Để phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của Lữ khách , người ta đã dựng một con đường nhỏ men theo vách đá cao ngất của đỉnh Thiên Môn. Con đường có tên Skywalk, dài khoảng 80m, trong đó có 1 đoạn lát kính. 

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 18

Khi đi bộ trên Skywalk, bạn sẽ phải thót tim và rón rén như bước trên mây. Bởi lẽ, mọi cảnh vật hiện rõ mồn một ngay dưới chân và dưới lớp kính là độ cao đáng sợ - hơn 1.400m.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 19

Trương Gia Giới nằm trọn trong đất liền, song với hơn 800 mạch nước từ ao, hồ, sông, suối, thác nước..., nơi đây không bao giờ bị thiếu nước ngay cả trong mùa khô hạn. 

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 20

Thác nước Yuanyang (Uyên Ương) đổ xuống từ độ cao 100m, tiếng rì rào của nó vang vọng khắp vùng núi.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 21

Thả thuyền trên hồ Bảo Phong, khách thăm quan sẽ có cơ hội thưởng thức phong cảnh đẹp như tranh vẽ của những rặng núi xanh ngắt hai bên bờ và thác nước trắng muốt đổ xuống từ sườn núi.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 22

Rời xa những đô thị náo nhiệt và bụi bặm của thành phố chương trình  với 1,68 triệu dân, được hít đầy lồng ngực bầu không khí trong lành tinh khiết và tận hưởng cái không gian yên tĩnh chỉ có tiếng vượn hót chim kêu, bạn chắc chắn sẽ phải nấn ná, không muốn rời khỏi chốn này.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 23

Cư dân bản địa Trương Gia Giới chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thổ Gia, người Bạch, người Miêu... còn người Hán chỉ chiếm chưa đầy 1/4.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 24

Các dân tộc thiểu số đã hình thành những phong tục tập quán độc đáo, bao gồm nghệ thuật ca hát, nhảy múa, các lễ hội dân gian...

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 25

20 năm trước, để đến được khu rừng đá sa thạch của Trương Gia Giới, Lữ khách sẽ phải vượt qua những con đường đất lầy lội, nhưng giờ đây họ đã có thể dễ dàng lên đến đỉnh Thiên Môn mà gót chân không dính bùn. Thành phố Trương Gia Giới ngày nay đã phát triển thành một trong những cụm hành trình hàng đầu Trung Quốc với nhiều điểm khám phá hấp dẫn, cùng chuỗi công viên, nhà hàng, khách sạn... 

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 26

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của Trương Gia Giới lại không đi kèm những hệ lụy xấu đối với thiên nhiên. Bởi song song với Phát triển Lữ Hành , chính quyền địa phương luôn tuân thủ một nguyên tắc sống còn: “Bảo tồn thứ nhất, phát triển thứ hai”. Nhờ vậy, trong suốt 40 năm qua, khu vực này chưa từng xuất hiện một vụ cháy rừng lớn hay dịch bệnh đáng kể nào đối với cây cối và động vật.

Địa Lý, Khí Hậu - Ảnh 27

Trương Gia Giới, Chốn Bồng Lai, Nơi Tiên Cảnh

Trương Gia Giới, Chốn Bồng Lai, Nơi Tiên Cảnh
46 5 51 97 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==