Lầu Phong Thúy Hồng Kiều là một kiến trúc mở không khép kín, tạo nên vị trí đặc biệt để vãn cảnh. Công trình được nhiều khách thăm quan ghi nhận là một trong những địa điểm khám phá không thể thiếu khi đi thăm quan Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Ngũ Nhạc Danh Sơn
Tại sao người ta lại gọi là Lầu Phong Thúy Hồng Kiều ?
Đặt chân tới đây chỉ cần đứng nhìn từ xa bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy “Nó là một không gian hai tầng, không khép kín, có lan can vây quanh, thuận tiện cho việc nhìn ngắm ra ngoài, người xưa gọi đó là lầu gác. Một mặt kiến trúc được xây dựng trên một cây cầu vững trắc, nối liền hai bờ của con sông Đà Giang, giữ vị trí đẹp để ngắm cảnh sông nước yên ả nên được gọi là Hồng Kiều”… Cũng có thiểu nôm na là địa điểm nắng không thể chạm mặt, mưa không thể tới đầu, vị thế tuyệt để bao quát toàn cảnh của cổ trấn.
Lầu Phong Thúy Hồng Kiều có kích thước bao nhiêu ?
Thông thường các khách thăm quan đi khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn luôn bị chi phối bởi ngoại cảnh, hiếm có ai để ý đến kích thước của công trình, mặc dù không biết chính xác về đơn vị tính nhưng người ta vẫn có thể áng chừng bằng mắt thường nhìn thấy.
- Cầu dài khoảng 30m, nối liền hai bờ trấn cổ.
- Nếu dang hết xải tay thì cầu rộng chừng hơn 4m.
- Kết nối giữa tầng 2 của lầu với cầu là một đường đi bậc thang uốn cong đến 120°.
- Nói về Lầu thì tầng 1 cao khoảng 5m, tầng 2 cao chừng 4m, mỗi tầng có thể chứa đựng tối đa đến 50 người.
Trên thực tế, các số đo về cầu sẽ hoàn toàn khác biệt, bởi từng đơn vị được tính toán ở trên chỉ là dưới con mắt của một Lữ khách bình thường khi lần đầu đến tham quan.
Kiến trúc của Lầu Phong Thúy ra sao ?
Mang một nét cổ kính đậm chất Trung Hoa cổ đại với mái gạch xếp chồng, cong nhọn ở bốn góc, phần khung và các cột trụ được làm từ nguyên liệu gỗ, sàn thì được đổ từ xi măng… Nhưng tôi vẫn đang băn khoăn không biết rằng đây có phải là loại xi măng cổ đại mà người xưa trộn lẫn giữa lòng trứng với bùn và đất đá hay không. Hoặc có thể do thời gian trôi qua, người ta cũng từng nhiều lần trùng tu nên đã sử dụng đến cả các nguyên vật liệu ở thời đại ngày nay.
Đừng nhầm lẫn Lầu Phong Thúy Hồng Kiều với Cầu Hồng Kiều
Ngay cả nhiều hướng dẫn viên Chương trình Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng thường gây sự nhầm lẫn đến cho các khách thăm quan của họ về hai địa điểm này, bởi vậy chúng ta mới cần có một người dẫn hành trình Phượng Hoàng Cổ Trấn chuyên nghiệp.
Để làm sáng tỏ giữa hai khu vực và tránh sự hiểu nhầm về tên gọi, thì với một số đặc điểm sau đây sẽ làm cho người đến thăm có cái nhận định rõ hơn.
- Một: Công trình Lầu Phong Thúy Hồng Kiều là một không gian mở nằm trên cây cầu, còn cầu Hồng Kiều là một tòa nhà cổ khép kín còn có tên gọi khác “Cây cầu mưa gió”.
- Hai: Lầu Phong Thúy lộ thiên và tạo lối đi cho Lữ khách , còn cầu Hồng Kiều thì có lối đi tầng 1 trong nhà với nhiều gian hàng lưu niệm ở hai bên, riêng tầng 2 là một không gian ăn uống ẩm thực, nơi mà bạn có thể nhâm nhi văn hóa trà đạo.
- Ba: Vị trí xây dựng ở hai hướng khác nhau, với lầu thì nằm trong một không gian thoáng đãng có thể ngắm ánh mặt trời giữa trưa, sương mờ sáng sớm còn cầu Hồng Kiều thì đơn thuần chỉ là một khu vực để bạn nghỉ ngơi thư giãn.
Bên cạnh những đặc điểm và các câu hỏi thắc mắc ở trên thì vẫn còn không ít nhiều điều đang chờ khách thăm quan tới tìm hiểu, điển hình như cầu được khởi công xây dựng từ triều đại nào, có liên quan đến các truyền thuyết gì, lý do được xây dựng là gì v.v… Nếu thật sự bạn đang muốn tới đây để khám phá mà vẫn còn cảm thấy do dự điều gì, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0976.489.888 hoặc tham gia vào các chương trình của chúng tôi tại đây: Hành trình khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn