Tết được biết đến là sự kiện nổi bật ở một vài nước Châu Á, nhưng mỗi quốc gia khác nhau chúng lại có những câu chuyện xoay quanh khác nhau. Nếu tìm hiểu được hết từng câu chuyện một thì chúng ta sẽ khám phá ra không ít những điều bí ẩn xoay quanh.
Lịch sử Trung Quốc : Phần 1 Thời Kì Đồ ĐáĐối với người phương Tây hay các châu lục khác, Tết với họ chỉ đơn giản là thời khắc ranh giới giữa ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên trong năm mới, khi đồng hồ ấn định sau 12 hồi chuông báo hiệu. Còn với Trung Quốc nói riêng, thì họ lại có 3 truyền thuyết liên quan đáng để tìm hiểu.
Truyền thuyết về Niên thú.
Vào thời cổ đại, người dân Trung Quốc sợ nhất là con quái vật có tên Nian, đầu nó dài, sừng nó nhọn, sống sâu dưới đáy biển quanh năm và chỉ xuất hiện vào đúng thời khắc đêm giao thừa để ăn thịt người lẫn gia súc gần đó.
Bởi vậy, cứ mỗi năm vào đêm giao thừa, là mọi người lại chạy trốn đến từng ngọn núi xa xôi nhằm né tránh sự truy đuổi của quái thú. Cho đến một ngày, họ được gặp một ông lão tóc bạc phơ cùng làn da trắng hồng, chia sẻ cho cách xua đuổi ác thú “Chỉ cần dân làng chịu khó sử dụng giấy đỏ dán ở khắp mọi nơi trong làng, sử dụng thanh tre tạo ra thứ tiếng âm thanh khó chịu, đêm đến thắp nến ở trong nhà ngay cả lúc đang ngủ, thậm chí còn phải mặc cả bộ quần áo màu đỏ”.
Cũng kể từ đấy, người dân đã không còn bị ác thú làm hại, riêng về lý do tại sao những công cụ thô sơ kia lại hữu ích đến thế, có lẽ Chương trình Trung Quốc xin nhường lại cho các bạn nếu có dịp đến thăm quốc gia này để tìm hiểu sâu hơn về chúng.
Truyền thuyết về những chiếc phong bì đỏ.
Cũng giống như Niên thú, nhưng lại được nhấn mạnh vào từng đứa trẻ. Khi xưa kia trẻ em thường bị gặp ác mộng bởi những linh hồn quái thú chạm vào trong lúc ngủ say. Đặc biệt vào đêm giao thừa, chúng được gọi là những kẻ đi săn giấc mơ “Sui”.
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, còn nó được bắt đầu từ đâu thì thật sự rất khó để trả lời, nhưng người ta biết rằng “Cứ vào đêm giao thừa, nếu gia đình nào có con trẻ, thì sẽ nhét 8 đồng xu vào một chiếc phong bì màu đỏ, rồi đặt ở dưới gối. Nếu Sui chạm vào đứa trẻ, thì các đồng xu sẽ phát sáng xua đuổi ác quỷ. Cũng kể từ đó, phong bì và tiền luôn là hai thứ được sử dụng trong những ngày Tết đầu năm”. Còn về việc tại sao các đồng xu lại tự động phát sáng và đã có ai được chứng kiến hay chưa, thì chỉ có người dân Trung Quốc mới có thể trả lời được.
Truyền thuyết về những tờ giấy dán tường màu đỏ.
Theo nguồn gốc cổ đại được lưu tryền cho đến ngày nay, truyền thuyết kể lại rằng “Có một cây đào khổng lồ với chiếc rễ dài lên tới 1500 km, ăn sâu dưới lòng đất xuống tận địa phủ. Hay nói cách khác, cây đào là sợi dây kết nối giữa hai thế giới. Quay trở về phía Đông Bắc của chiếc cây, đó là nơi có hai vị lính đang canh gác cửa địa phủ, nhiệm vụ của họ là bắt tất cả những con ma chuyên đi hại người rồi gửi chúng đến khu vực thần hổ giết chết.
Bởi vậy, tất cả ma quỷ đều khiếp sợ hai người lính này, cũng kể từ đấy người ta tin rằng nếu treo một miếng gỗ đào với tên của một trong hai người bảo vệ kia trên cửa, thì sẽ có thể xua đuổi được những ác ma. Và tên của họ là Shentu và Yulei, thời gian trôi qua đi thay vì gỗ đào người ta đã đổi sang thành giấy đỏ, thay vì khắc trên gỗ thì người ta lại vẽ hình dáng của họ trên giấy. Điều này nó không chỉ làm cho người dân sống yên bình và may mắn hơn, mà chúng còn tạo ra được một cái tâm sáng trong mỗi con người họ.
Và đó cũng chính là ba câu truyện truyền thuyết xoay quanh đến cái Tết ở Trung Quốc.