Bề dày lịch sử về nền văn hóa của quốc gia này thì không phải bàn, chỉ cần biết chúng được kéo dài tới hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng để lưu trữ được những giá trị khổng lồ đó, thì người ta đã hình thành nên không ít các khu vực đặc biệt như viện bảo tàng hay hệ thống thư viện. Nếu có dịp tới thăm Trung Quốc trong năm nay, đặc biệt là hai khu vực sẽ được chúng tôi giới thiệu ở dưới, sẽ đem đến cho các bạn có cái nhìn sâu hơn về những nền tảng kiến thức mà họ lưu giữ.
Ngũ Nhạc Danh SơnBề dày lịch sử về nền văn hóa của quốc gia này thì không phải bàn, chỉ cần biết chúng được kéo dài tới hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng để lưu trữ được những giá trị khổng lồ đó, thì người ta đã hình thành nên không ít các khu vực đặc biệt như viện bảo tàng hay hệ thống thư viện. Nếu có dịp tới thăm Trung Quốc trong năm nay, đặc biệt là hai khu vực sẽ được chúng tôi giới thiệu ở dưới, sẽ đem đến cho các bạn có cái nhìn sâu hơn về những nền tảng kiến thức mà họ lưu giữ.
1. Thư viện Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, khu vực này được người ta coi đó là một ốc đảo về kiến thức, nơi chứa đựng một hệ thống các nội dung xoay quanh đến lịch sử của Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Nó được xét vào diện là một trong những thư viện lớn nhất và có trang thiết bị tốt nhất ở Châu Á. Với kiểu kiến trúc quy mô đồ sộ chia thành 3 khu vực “Tòa nhà lưu trữ sách cổ đại nằm trên đường Wenjin, tòa nhà phía Nam và tòa nhà phía Bắc có lối vào tại đường Baishiqiao”. Đến với thư viện này chúng ta cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy được đề ra, chẳng hạn như “Không mang đồ ăn thức uống, không hút thuốc, ăn mặc lịch sự gọn gàng và không làm những hoạt động không liên quan tới thư viện”.
Đầu tiên, người ta thường ấn tượng với kiểu kiến trúc bên ngoài, thư viện này được thiết kế bởi công ty KSP Engel and Zinnermann của Đức, với một khung hình quy mô hoành tráng “Đẹp về kiểu dáng, sạch sẽ về cảnh quanh”.
Thứ hai, muốn vào bên trong thì chúng ta cần phải xuất trình giấy tờ để đăng ký, chẳng hạn như hộ chiếu.
Thứ ba, không gian bên trong đầy choáng ngợp, một hệ thống các kệ sách khổng lồ, xung quanh chính giữa là những chiếc bàn dài ngăn nắp, ánh sáng đầy đủ tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc. Hạn chế ở chỗ, tất cả các cuốn sách được viết bằng tiếng Trung, rất ít tác phẩm được viết bằng tiếng nước ngoài, thế nên những gian phòng triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật ở xung quanh sẽ phù hợp để chúng ta chiêm ngắm hơn.
2. Thư viện Binhai ở Thiên Tân, được đánh giá là thư viện hiện đại nhất của Trung Quốc, nơi chứa đựng hơn 1,2 triệu các cuốn sách. Thư viện gồm năm tầng, mỗi tầng bao gồm các tủ sách được xếp chồng lên nhau, kéo cao đến tận trần nhà “Ngăn nắp, kiên cố, không sợ bị rơi”. Mỗi kệ sách của tủ tương ứng với một hàng ghế dài, vừa thuận tiện cho việc lấy sách và vừa tiện lợi khi ngồi đọc tại chỗ.
Xung quanh còn có các dãy cầu thang, hành lang an toàn, để người tham gia có thể dễ dàng di chuyển. Đan xen đó phải nói đến cảnh quan sạch sẽ “Bóng loáng từ sàn nhà, trắng từng lớp sơn và sáng sủa bởi những ánh đèn chiếu rọi”. Nằm ngay chính giữa thư viện còn có một quả cầu tráng lệ, nó được coi là con mắt của thư viện Binhai, ánh sáng chủ yếu được phát ra từ đó.
Công trình khổng lồ này được thiết kế bởi công ty thiết kế Hà Lan MVRDV phối hợp với những kiến trúc sư ở Thiên Tân. Hoàn thành sau 3 năm, nhưng đến ngày 01/10/2017 thư viện mới được mở cửa, nó được xây dựng như một phần của trung tâm văn hóa Thiên Tân Binhai.
Và đó là hai thư viện lớn nhất ở Trung Quốc mà Chương trình Trung Quốc vừa chia sẻ tới các bạn, chúng ta là khách thăm quan nên việc ngắm nghía chụp ảnh kiến trúc là quá đủ, còn việc sử dụng hay có thể đọc được những cuốn sách trong đó chắc cũng tùy từng người.