Trung Quốc là đất nước có lịch sử lâu đời kh trải qua hàng nghìn năm phong kiến. Trong suốt quãng thời gian này, xã hội Trung Quốc có không ít những tục lệ kì lạ. Cũng chính nhờ sự phong phú, đa dạng về văn hóa mà thu hút không ít lượt khách Trung Quốc mỗi năm ...
Tết Nguyên Đán Cổ Truyền Ở Trung Quốc 2024
Một trong những nét truyền thống của phụ nữ đất nước này thời phong kiến chính là tục bó chân. Theo tiêu chuẩn về nét đẹp của người Trung Quốc ngày xưa, phụ nữ phải có đôi chân nhỏ bé, bàn chân gót sen mới đẹp, đi lại mới nhẹ nhàng, uyển chuyển và kiếm được tấm chồng tốt, không sẽ bị mang kiếp nô lệ suốt đời. Chính vì thế, những người phụ nữ đặc biệt là cung tần, mỹ nữ trong cung vua phủ chúa thường bó chân để có được đôi bàn chân được xem là “tuyệt vời” như vậy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau đó là cả một nỗi đau về thể xác của họ.
Nếu như ngày nay, công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến, với những liều thuốc tê để có được gương mặt thon gọn, sống mũi cao, eo thon... Đau đớn là vậy nhưng phải nói chưa thấm tháp gì so với việc phá tan xương để bó chân. Tục lệ bó chân để tạo hình gót chân kéo dài trong suốt 10 thế kỷ và được xem là biểu tượng cho sự quý phái lúc bấy giờ. Thậm chí, những đôi hài cũng được may thêu “bé xíu” vừa vặn cho đôi chân gót sen như vậy. Cho đến năm 1911, hủ tục này mới chấm dứt. Ngày nay, ở Trung Quốc chỉ còn sót lại vài người phụ nữ có đôi chân 3 tấc này. Họ sống tại huyện nhỏ thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Để có được đôi bàn chân gót sen, họ phải bó chân từ khi còn nhỏ. Lúc ấy, xương chân chưa phát triển toàn diện, còn mềm dễ uốn tạo hình. Các bé gái từ 4 đến 9 tuổi sẽ được giúp bó chân. Móng chân sẽ được cắt thật sâu, càng sâu càng tốt. Chân của các bé sẽ được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật để làm mềm. Đến khi dần mềm ra, người ta sẽ bắt đầu nắn – xoa bóp và bẻ quặt xương để tạo hình. Từng ngón một rồi xương vòm chân bị bẻ gãy sau đó quấn thật chặt lại trong vải.
Một thời gian sau, lớp vải sẽ được tháo ra và sau đó quấn lại chặt hơn trước với tiêu chí chân càng nhỏ càng tốt. Thông thường các bà, các mẹ sẽ không nỡ làm điều này với cháu/con gái vì những tiếng hét đau đớn. Hệ quả của việc bó chân chính là việc nhiều người bị hoại tử, nhiễm trùng, khó đi lại, để lạ dị tật ở chân suốt đời.
Theo sử sách, người đầu tiên khởi xướng tục bó chân là một phi tần thời Nam Đường (937 - 975). Người phụ nữ này quấn lụa ở chân múa uyển chuyển và làm say lòng Hoàng đế. Chính từ đó, những người còn lại bắt đầu học tập theo và trở thành một điều phổ biến trong xã hội Trung Hoa lúc đó.
Đến ngày nay, tục lệ này không còn nhưng vẫn luôn là một minh chứng, một quy chuẩn được ngàn đời sau biết tới, tạo nên một nét đặc biệt trong nền văn hóa phong kiến Trung Quốc.