Có một sự thật đó là phim ảnh và mạng internet bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Theo luật, hàng năm chỉ có tối đa 34 phim quốc tế có cơ hội được xâm nhập vào thị trường Trung Hoa và tất cả sẽ được kiểm duyệt rất gắt gao. Hãy bỏ qua những điều sau khi bạn đi chuyến đi Trung Quốc.
Những bức ảnh đẹp truyền cảm hứng cho bạn đến Trung QuốcCó một sự thật đó là phim ảnh và mạng internet bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Theo luật, hàng năm chỉ có tối đa 34 phim quốc tế có cơ hội được xâm nhập vào thị trường Trung Hoa và tất cả sẽ được kiểm duyệt rất gắt gao. Hãy bỏ qua những điều sau khi bạn đi .
Là một quốc gia có truyền thông văn hóa lịch sử lâu đời vậy nên đất nước rộng lớn hàng năm luôn chào đón cực kỳ nhiều khách thăm quan trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, đất nước này lại có điểm trừ là rất ‘’khép kín’’ khi nhiều thứ phổ biến lại bị ban hành lệnh cấm. VietSen xin liệt kê những thứ bạn sẽ không thể nhìn thấy hoặc sử dụng một cách dễ dàng khi có chuyến thăm Trung Hoa.
Nhiều quy định chặt chẽ và có phần gay gắt đối với phim ảnh nước ngoài sẽ là rào cản rất lớn đối với Hollywood khi muốn xâm nhập vào đây
Đừng trông chờ vào Twitter
Trung Quốc sở hữu một "bức tường lửa’’ kiên cố vững chãi. Đây là cái tên được đặt cho sự kiểm soát an ninh mạng triệt để được chính phủ hậu thuẫn. Dù các nhà chức trách từng đưa ra lời hứa về việc nới lỏng sự quản lý này, chuyện cập nhật thông tin qua Twitter tại Trung Quốc vẫn bị xem là một chặng đường dài để chinh phục.
Tương tự Twitter, website tìm kiếm nổi tiếng nhất thế giới Google cũng chịu chung số phận khi không thể truy cập tại Trung Quốc. Trong số này, Gmail là dịch vụ mới nhất bị hạn chế quyền sử dụng.
Suốt thời gian dài, Google cũng nỗ lực đàm phán với Chính phủ Trung Quốc để đưa ra giải pháp phù hợp nhưng cuối cùng đành phải chuyển hướng thị trường sang Hong Kong vào năm 2010. Bất chấp sự cấm đoán, dân bản địa vẫn dùng một số phần mềm có trả tiền để vượt "tường lửa" và truy cập vào website này.
Từ năm 2009, Trung Quốc quyết định chặn Facebook và đến nay vẫn chưa có kế hoạch nối lại đường truyền đối với mạng xã hội này. Giới phân tích cho rằng lệnh cấm xuất hiện liên quan đến cuộc bạo loạn nổ ra vào tháng 7 năm đó giữa dân Hồi giáo dòng Uighurs và người Hán ở Tân Cương. Tuy vậy, lệnh cấm cũng bắt nguồn từ mục đích thương mại bởi nó giúp thúc đẩy các sản phẩm công nghệ nội địa.
Phim nước ngoài
Chỉ 34 bộ phim ngoại được phép chiếu ở các rạp Trung Quốc mỗi năm và bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Ngay cả những bộ phim bom tấn cũng phải chịu sự hạn chế này.
Dù đã qua vòng kiểm duyệt, phim ra rạp vẫn phải đối mặt với sự quản lý gắt gao của chính phủ. Các đơn vị làm phim Trung Quốc hầu như luôn có lợi thế về mặt thương mại nhưng thường gặp khó khăn khi phải đối đầu với các nhà chức trách.
Một bộ phim từng nhận rất nhiều lời khen ngợi từ nước nhà do đạo diễn gốc Đài Loan thực hiện vào năm 2005 là Brokeback Mountain thậm chí còn không bao giờ được trình chiếu tại Trung Quốc.
Website nước ngoài
Ngoài Google và các mạng xã hội, Bắc Kinh cũng chặn hàng nghìn website nước ngoài khác với nội dung từ hữu ích cho tới khiêu dâm. Mục đích hành động này là để hạn chế người dân truy cập vào những trang web “lề trái”, luôn chỉ trích chính phủ hay bày tỏ quan điểm liên quan đến chính trị, nhân quyền.
Sách, truyện
Trước khi lên kệ tại Trung Quốc, tất cả các cuốn sách đều phải qua vòng kiểm duyệt của Tổng cục Xuất bản và Báo chí nước này. Tất cả những chủ đề như nhân quyền, Tây Tạng hay Đảng cộng sản đều bị loại bỏ. Thông tin liên quan đến tài sản của quan chức trong bộ máy Nhà nước cũng thuộc hàng “quốc cấm”.
Quyết định này buộc các nhà xuất phải lựa chọn, hoặc chấp nhận loại bỏ các chủ đề nhạy cảm, hoặc để tuột mất 1,4 tỷ độc giả tiềm năng. Trái với Trung Quốc, các đơn vị xuất bản tại Hong Kong lại có phần thoải mái hơn về mặt nội dung.
Snapchat
Snapchat là một ứng dụng trên điện thoại di động, giúp người dùng có thể chụp ảnh, quay video, thêm văn bản, hình vẽ và gửi tới bạn bè. Tương tự các mạng xã hội trực tuyến khác, ứng dụng này cũng bị cấm tại Trung Quốc. Đây được coi là cơ hội để các công ty nội địa đẩy mạnh thị phần. Những ứng dụng do chính quốc gia này tự sản xuất như Weibo, Wechat được hàng triệu người sử dụng.