Tết là sự kiện trọng đại và đáng mong đợi nhất trong năm, đi kèm với đó còn có những tập quán rất độc đáo đầy lôi cuốn. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển thì sẽ kéo theo sự tân tiến khiến nhiều phong tục đã trôi vào lãng quên.
Cùng ngắm Tây Lương nữ quốc ngoài đời thực của Trung QuốcTận hưởng bầu không khí trước Tết để thấy sự hưng phấn háo hức của người dân rục rịch sửa sang nhà cửa, mua sắm mọi thứ. Rồi hòa mình trong những phong tục sôi động đầu năm của họ, nhưng chắc chắn các tập quán dưới đây bạn sẽ rất khó được thấy ở thời đại 4.0 này.
Dâng cúng lễ cho các Táo quân – thần bếp lò.
Theo quan niệm trước đây, hễ cứ vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, các vị thần này sẽ phải lên trên trời để bẩm tấu với Ngọc Hoàng về những việc trong năm vừa qua và người dân cũng thường dán một cặp câu đối với những lời chúc tốt đẹp ở gần bếp lò.
Nhưng trong thời đại ngày nay, nhiều hộ dân đã chuyển đến sống ở các trung cư cao cấp không có bếp lò, thế nên phong tục này đang mất dần theo thời gian. Thậm chí đi kèm với đó còn có phong tục đón Táo quân từ thiên đình trở về cũng không còn nhiều.
Phong tục làm bánh từ bột lên men.
Xưa kia, cứ đến ngày 28 tháng 12 âm lịch, các hộ gia đình thường bận bịu trong việc chuẩn bị thức ăn cho những ngày Tết, đặc biệt là món ăn truyền thống bánh bao hấp. Nhưng bánh bao trước đây được làm từ bột lên men nên có vị đặc biệt và thời gian hoàn thành cũng lâu hơn, còn giờ đây bột nở đã có sẵn hay thậm chí ra ngoài tiệm bánh để mua cho tiện nên cái nét làm bánh xưa kia cũng bị mất dần.
Hấp bánh và nấu các món ăn trong ngày 29 tháng 12.
Hằng năm người dân thường chuẩn bị hết tất cả các món ăn trước đêm giao thừa và chúng sẽ được dùng trong các ngày Tết. Nói cách khác, người ta kiêng nấu nướng từ mùng 1 đến mùng 5 âm lịch, với lý do mong muốn sang năm mới không bị tất bật vất vả quanh năm.
Đốt pháo trong đêm 30 Tết.
Theo truyền thống trước đây, hễ cứ vào thời khắc 12h đêm của năm cũ tức 0h sáng trong năm mới là người ta cùng nhau đốt những tràng pháo lớn theo nguyên tắc “Một chuỗi pháo nhỏ rồi kết thúc là ba tiếng pháo lớn”. Tiếng pháo càng to thì cả năm sẽ càng may mắn hơn. Nhưng vì hiện nay người ta vượt quá phạm vi an toàn cho phép nên việc đốt pháo đã bị cấm ở nhiều thành phố lớn, mặc dù phong tục này đang bị lu mờ nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy tại các vùng nông thôn xa trung tâm thành phố.
Không sử dụng chổi trong ngày Tết.
Một quan niệm dễ hiểu, nếu sử dụng chổi trong những ngày đầu năm sẽ tương đồng với việc quét hết sự may mắn đi. Mặc dù lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế ở thành phố người ta lại sử dụng máy hút bụi là nhiều, chưa kể nếu vùng nông thôn vẫn còn phải dùng đến chổi thì chúng sẽ được treo ở một góc nhà.
Hiến tế cho vị thần may mắn.
Một tục lệ phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc diễn ra vào ngày mùng 2 và ở miền Nam trong ngày mùng 5. Những người buôn bán làm ăn thường lập bàn cúng thần may mắn với dê, gà, vịt hay cá chép để mọi việc trong năm mới sẽ suôn sẻ đắt hàng hơn năm cũ. Khác với các quan niệm trên, phong tục này đã được cải tiến rất nhiều thay vì phải vái lậy các phương hướng “Đường phía Nam, đường phía Bắc, đường phía Tây, đường phía Đông và trung tâm” thì họ chỉ cần dựng lễ thắp hương và cầu khấn là đủ.
Không đi ra ngoài vào ngày mùng 3 Tết.
Theo quan niệm dân gian, đây là một ngày xui xẻo của năm, gắn liền với truyền thuyết huyết cẩu, hễ cứ ai gặp phải anh ta thì sẽ gặp xui xẻo. Bởi vậy, người dân cả nước thường ở nhà trong ngày này… Tuy nhiên quan niệm cũng dần dần bị phai nhạt, khiến cho ngày mùng 3 Tết không bị thanh vắng mà còn đông đảo người đi chơi hơn.
Giúp đỡ người nghèo.
Một cử chỉ đẹp đi kèm với truyền thuyết xa xưa “Khi trời đất được phân chia thành tam giới, ở hạ giới có một sứ giả được gọi là vị thần của những người nghèo khổ, với thân hình gầy gò thấp bé cùng bộ đồ rách rưới, ông ta thích uống cháo hơn là ăn những cao lương mỹ vị. Người dân mỗi khi thấy ông là kính tặng những bộ quần áo mới với đồ ăn ngon để ông ta lên trời trong ngày mùng 6, nhưng lạ lẫm thay ông ta không thích lành lặn mà lại muốn xé rách chúng một cách tơi tả”. Câu truyện giờ đây chỉ còn là truyền thuyết được kể lại, và quan niệm đã bị biến mất sau thời kỳ nhà Đường.
Trên đó chỉ là 8 phong tục tập quán đặc trưng đang mất dần ở Trung Quốc. Nếu bạn là một người thích tìm hiểu về nền văn hóa truyền thống tại đây, thì đừng bỏ qua những hàm ý chi tiết khi đi thăm quan Trung Quốc.